Nếu trước đây, người dân trên địa bàn huyện Sốp Cộp chỉ biết có cây sa nhân đỏ, thì bây giờ họ vừa biết thêm cây sa nhân tím - loại cây hứa hẹn mang lại giá trị kinh tế cao, mức đầu tư ít. Cách đây 2 năm, những cán bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ Sốp Cộp đã đưa loại cây này về trồng thử nghiệm ở xã Nậm Lạnh, hiện giờ đang vào mùa thu hoạch cây sa nhân tím, mang lại tín hiệu vui cho người nông dân.
Đầu năm học 2018-2019, chúng tôi có dịp đi cùng các thầy giáo, cô giáo lên các điểm trường khó khăn nhất của xã vùng cao Sam Kha (Sốp Cộp), để được chứng kiến và sẻ chia những khó khăn, gian khổ mà họ phải vượt qua khi mang con chữ đến với con em đồng bào dân tộc Mông.
Đợt mưa lũ lớn cuối tháng 8 trên địa bàn xã Mường Lạn (Sốp Cộp), gây thiệt hại nặng nề tài sản của nhân dân, làm hư hỏng nhiều công trình hạ tầng... hiện, công việc khắc phục hậu quả vẫn tiếp tục được tiến hành và cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Là xã vùng cao biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Sốp Cộp, xã Mường Và có 15 km đường biên giới với nước bạn Lào. Những năm qua, Hội Nông dân xã đã phối hợp tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân tích cực tham gia đấu tranh hiệu quả các các hành vi vi phạm pháp luật và các loại tội phạm, trở thành điểm sáng giữ gìn an ninh trật tự vùng biên.
Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, tiêu chí số 17 về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm thực sự là tiêu chí khó đối với đồng bào các dân tộc xã Dồm Cang (Sốp Cộp). Song nhờ sự nỗ lực vào cuộc của cấp ủy, chính quyền và sự đồng thuận của nhân dân, môi trường và cảnh quan của xã đã có nhiều thay đổi tích cực.
Tình trạng sai sót thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế đã và đang khiến người dân ở xã biên giới Mường Lạn (Sốp Cộp) gặp không ít khó khăn trong mỗi lần đi khám, chữa bệnh. Điều đáng nói, tình trạng trên đã diễn ra gần chục năm nay.
Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, huyện Sốp Cộp hiện có 653 tuyến đường giao thông nông thôn được bê tông hóa (1 tuyến đường GTNT đến bản, 652 tuyến đường nội bản, tiểu khu), với tổng chiều dài 64 km. Tổng số tiền đầu tư hơn 56 tỷ đồng (nhà nước hỗ trợ hơn 15 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 41 tỷ đồng) góp phần tích cực làm thay đổi diện mạo nông thôn; thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển.
3 năm trở lại đây, tình trạng tảo hôn ở xã Nậm Lạnh (Sốp Cộp) có chiều hướng gia tăng, không chỉ là vi phạm pháp luật, mà còn để lại nhiều hệ lụy đáng tiếc cho từng cá nhân, gia đình và xã hội.
Sau 3 tháng phát động “Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè năm 2018” với chủ đề “Tuổi trẻ sáng tạo vì cộng đồng”, ĐVTN các cơ sở Đoàn huyện Sốp Cộp đã có nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực.
Sau 10 năm thực hiện “Ngày biên phòng toàn dân”, bộ mặt nông thôn khu vực biên giới của huyện Sốp Cộp đã có nhiều thay đổi, hàng chục km đường giao thông nông thôn đã được mở mới và nâng cấp; 30 công trình nước sinh hoạt được xây dựng; xây mới 43 nhà văn hóa; các nhóm hộ được vay vốn hàng chục tỷ đồng để phát triển kinh tế; 1.820 lượt cán bộ bản tập huấn các lĩnh vực; từ nguồn vốn của chương trình 135 cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng như: đường giao thông, đường điện, trường học, trạm xá... văn hóa, xã hội của huyện đã có nhiều bước chuyển biến tích cực; QPAN tiếp tục được tăng cường, củng cố vững mạnh; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn luôn ổn định; đặc biệt, niềm tin vào Đảng, Nhà nước của nhân dân ngày càng được củng cố.
Sau 10 năm thực hiện “Ngày biên phòng toàn dân”, bộ mặt nông thôn khu vực biên giới của huyện Sốp Cộp đã có nhiều thay đổi, hàng chục km đường giao thông nông thôn đã được mở mới và nâng cấp; 30 công trình nước sinh hoạt được xây dựng; xây mới 43 nhà văn hóa; các nhóm hộ được vay vốn hàng chục tỷ đồng để phát triển kinh tế; 1.820 lượt cán bộ bản tập huấn các lĩnh vực; từ nguồn vốn của chương trình 135 cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng như: đường giao thông, đường điện, trường học, trạm xá... văn hóa, xã hội của huyện đã có nhiều bước chuyển biến tích cực; QPAN tiếp tục được tăng cường, củng cố vững mạnh; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn luôn ổn định; đặc biệt, niềm tin vào Đảng, Nhà nước của nhân dân ngày càng được củng cố.
Sốp Cộp là huyện có nhiều xã vùng cao, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, trong khi đó, ruộng nước canh tác ít, sản xuất nông nghiệp chủ yếu là nương rẫy trên đất dốc, dẫn đến tình trạng phá rừng để lấy đất sản xuất nông nghiệp. Thêm nữa, nhu cầu sử dụng gỗ rừng tự nhiên trong nhân dân ngày càng tăng, cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm hành chính trong quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn.
Ngày 22/8/2018, trên địa bàn xã Nậm Lạnh, Mường Lèo, Púng Bánh, Dồm Cang huyện Sốp Cộp có mưa vừa, có nơi mưa rất to xảy ra lũ, ngập lụt, sạt lở đất gây thiệt hại tài sản của nhân dân.
Xã Mường Và (Sốp Cộp) có 2.410 hộ dân sinh sống tại 27 bản. Để đảm bảo thuận tiện cho người dân đến liên hệ công việc, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo mô hình “một cửa, một cửa liên thông” của xã đã nỗ lực giải quyết các thủ tục hành chính nhanh chóng, đúng quy định pháp luật.
Từ năm 2004, cây ăn quả có múi (cam, quýt) đã được trồng trên vùng đất Nậm Lạnh (Sốp Cộp), song quy mô còn nhỏ lẻ, chưa trở thành hàng hóa. Để thay đổi tư duy sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường, Nậm Lạnh đã tập trung phát triển vùng chuyên canh các loại cây ăn quả có múi.
Đã nhiều lần đến bản Sam Quảng, xã Mường Lèo (Sốp Cộp), nhưng lần nào cũng mang lại cho tôi những cảm xúc khác nhau. Lần này cũng vậy, Sam Quảng đổi khác nhiều quá, nhất là trong cách nghĩ, cách phát triển kinh tế của đồng bào dân tộc Mông nơi đây.