Theo phản ánh của nhân dân, nhiều năm nay, cứ vào thời điểm cuối tháng 10 dương lịch, mương nước chảy qua tổ 6, tổ 7, phường Chiềng Sinh, thành phố Sơn La, lại xảy ra tình trạng bốc mùi hôi, thối. Nhân dân đã nhiều lần kiến nghị, cơ quan chức năng cũng đã vào cuộc, song tình trạng này vẫn tái diễn, chưa được khắc phục triệt để.
Phòng ngừa ô nhiễm môi trường, nguồn nước trước và trong hoạt động chế biến nông sản, hằng năm, tỉnh Sơn La triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, gắn trách nhiệm người đứng đầu địa phương, cơ sở chế biến trong thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường.
Sản xuất, chế biến nông sản hằng năm, mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách của tỉnh, nâng cao thu nhập cho người dân và giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động địa phương, nhưng cũng đặt ra áp lực không nhỏ đối với môi trường. Phóng viên Báo Sơn La đã phỏng vấn đồng chí Lê Thị Thu Hằng, Phó Giám đố Sở Tài nguyên và Môi trường về giải pháp quan trắc môi trường gắn camera giám sát chế biến nông sản.
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao ý thức cộng đồng sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên, Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ động tham mưu với UBND tỉnh ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sự vào cuộc của các cấp, các ngành thực hiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.
Chung tay bảo vệ môi trường, xây dựng lối sống xanh, trong thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các huyện, thành phố phối hợp triển khai nhiều giải pháp thiết thực, nâng cao trách nhiệm, tạo chuyển biến tích cực và phát huy được vai trò nòng cốt của các tổ chức chính trị - xã hội trong bảo vệ môi trường, xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững.
Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn do Australia khởi xướng, được Chương trình môi trường Liên hợp quốc phát động trên phạm vi toàn cầu từ năm 1993, tổ chức định kỳ vào tuần thứ 3 tháng 9 hằng năm. Tại tỉnh Sơn La, chiến dịch thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của các sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương, nhân dân, bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực.
Sau 3 năm triển khai ký cam kết về tăng cường vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch UBND các huyện, thành phố với Chủ tịch UBND tỉnh trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường đã đạt được kết quả. Năm 2022, tỉnh Sơn La được Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá và xếp hạng đứng thứ 18 trên 63 tỉnh, thành phố về chỉ số bảo vệ môi trường.
Thông điệp đã trở nên quen thuộc đối với mỗi người dân Thành phố: “Không xả rác ra để Thành phố ta sạch hơn” được phát ra từ loa gắn trên những xe ô tô thu gom rác thải, hằng ngày từ 17 giờ 30 phút đến 22 giờ len lỏi khắp các tuyến đường, ngõ xóm của Thành phố.
Ngày 28/12, Đoàn giám sát số 2 việc chấp hành quy định về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước và các lĩnh vực khác có liên quan đối với các cơ sở chế biến tinh bột sắn, mía đường trên địa bàn tỉnh Sơn La, đã kiểm tra, giám sát tại Công ty CP Mía đường Sơn La.
Ngày 27/12, Đoàn giám sát số 2 việc chấp hành quy định về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước và các lĩnh vực khác có liên quan đối với các cơ sở chế tinh bột sắn, mía đường trên địa bàn tỉnh Sơn La đã kiểm tra, giám sát tại Chi nhánh Công ty Cổ phần tinh bột sắn Phú Yên – Nhà máy tinh bột sắn Sơn La và Công ty Cổ phần chế biến nông sản BHL Sơn La.
Phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ trong ứng phó biến đổi khí hậu, các cơ sở đoàn trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai đã và đang triển khai nhiều hoạt động phong phú, thiết thực thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia, góp phần cải thiện môi trường. Nhiều mô hình, cách làm hiệu quả được triển khai và nhân rộng.
Ngày 22/12, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội nghị hướng dẫn thực hiện tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng về ô nhiễm môi trường. Tham dự Hội nghị có đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh; Phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh; Phòng Tài nguyên và Môi trường 12 huyện, thành phố; công chức địa chính các xã, phường, thị trấn được giao nhiệm vụ tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng về ô nhiễm môi trường.
Những năm qua, việc triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện Mường La đã góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ, chăm sóc quản lý, nâng độ che phủ của rừng, bảo vệ đa dạng sinh học và giúp người dân có thêm nguồn thu nhập cải thiện đời sống.
Những năm qua, các cấp hội Cựu chiến binh trên địa bàn huyện Mường La đã phát động và triển khai phong trào “Xây dựng lò đốt rác thải mini”, góp phần bảo vệ môi trường và tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp.
Thích ứng và phòng chống biến đổi khí hậu, huyện Sốp Cộp đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn người dân thay đổi tập quán sản xuất, đưa các loại cây trồng đa mục tiêu vào canh tác, vừa mang lại giá trị kinh tế, vừa góp phần che phủ đất trống đồi trọc.
Mùa thu hoạch dong riềng tại huyện Phù Yên bắt đầu từ tháng 10 hằng năm, còn hoạt động chế biến tinh bột và sản xuất miến dong kéo dài nhiều tháng sau đó. Nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường, nguồn nước tại các con suối và ổn định đời sống sinh hoạt của người dân, huyện Phù Yên đã đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường công tác quản lý, giám sát, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất không đảm bảo các quy định về môi trường.
Những năm gần đây, huyện Quỳnh Nhai đã tích cực xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh, sạch, an toàn, bền vững; quản lý, bảo vệ rừng; tăng cường quản lý, sử dụng, xử lý vi phạm pháp luật đất đai, tài nguyên nước và môi trường..., nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Ngày 16/12, Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững (SRD) tổ chức sơ kết Dự án “Giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp tại vùng núi Tây Bắc”.
Vùng Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng thường chịu ảnh hưởng của các dạng thiên tai, như lũ, lũ quét, sạt lở đất, cháy rừng, hạn hán, sương muối... Nhằm nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), tỉnh Sơn La đã ban hành chương trình hành động và chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện, trọng tâm là các lĩnh vực và nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, như: Tài nguyên nước, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, y tế, người nghèo, phụ nữ, người già, trẻ em, cộng đồng dân tộc thiểu số.