Hiện nay, gia đình anh Cầm Văn Tuấn, bản Mỏ, xã Tân Lang (Phù Yên) có 120 con thỏ giống, hằng năm bán ra thị trường hàng nghìn con thỏ thương phẩm và thỏ giống, thu nhập 120 triệu đồng.
Người dân trong bản, trong xã thường gọi ông Hà Văn Bính, bản Sổ, xã Mường Cơi (Phù Yên) là “Triệu phú lưng chừng đồi”, với mô hình trồng trọt, chăn nuôi tổng hợp, gia đình ông thu nhập gần 400 triệu đồng/năm.
Trước diễn biến phức tạp, khó lường của thời tiết, bước vào mùa mưa lũ năm nay, Điện lực Phù Yên đã tích cực triển khai nhiều giải pháp, phương án ứng phó, chủ động giải quyết kịp thời, xử lý các sự cố, nhanh chóng khắc phục và hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra; đảm bảo an toàn lưới điện, phục vụ tốt nhu cầu người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Trường Tiểu học và THCS Kim Bon thuộc xã vùng III của huyện Phù Yên, học sinh chủ yếu là con em đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống còn nhiều khó khăn. Trước đây, tình trạng học sinh bỏ học nhiều, nhưng từ năm 2012 đến nay, nhờ triển khai mô hình bán trú, nên đã duy trì sỹ số học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở xã vùng cao này.
Huyện Phù Yên có nhiều xã ở ven sông, suối, vùng cao, địa hình phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro khi xảy ra lũ quét, sạt lở, gió lốc. Trước tác động xấu của thời tiết, mùa mưa lũ năm nay, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) từ huyện đến các địa phương và nhân dân trên địa bàn chủ động phòng ngừa, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.
Mấy năm gần đây, trên địa bàn thị trấn Phù Yên đã phát triển loại hình kinh doanh theo hình thức online. Đặc biệt, trong thời gian dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, làm gián đoạn công việc kinh doanh của các tiểu thương, do vậy, nhiều người đã kết hợp cả hai hình thức: Bán hàng trực tiếp và bán hàng online, giao hàng tại nhà, thuận lợi cho người mua và bảo đảm hoạt động kinh doanh.
Những năm gần đây, nhận thấy hiệu quả kinh tế từ việc nuôi gà Đông Tảo lai, nhiều hộ gia đình ở xã Mường Cơi (Phù Yên) đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi gà Đông Tảo lai, cung cấp sản phẩm thịt cho thị trường, đem lại thu nhập ổn định.
Với lợi thế khí hậu quanh năm mát mẻ, chất đất phù hợp, từ năm 1964, cây chè Shan tuyết đã bén rễ trên đồng đất xã Tân Lang (Phù Yên). Trải qua thăng trầm, hiện cây chè đang được người dân duy trì, phát triển, từng bước nâng cao năng suất, sản lượng, góp phần ổn định đời sống cho người trồng chè.
Xã Tân Lang (Phù Yên) có 11 bản, với 1.618 hộ dân, thuộc 4 dân tộc Mường, Thái, Kinh, Dao cùng sinh sống. Những năm qua, Trạm Y tế xã luôn quan tâm làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn.
Những năm gần đây, ngoài các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử như: Đình Chu, rừng thông Noong Cốp, rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đồn bản Mo..., hồ Suối Chiếu là điểm tham quan, trải nghiệm hấp dẫn ở Phù Yên, được nhiều du khách trong và ngoài tỉnh biết đến.
Khẳng định rõ vai trò lãnh đạo toàn diện, phát huy cao độ nội lực, củng cố khối đoàn kết nhân dân các dân tộc, tranh thủ tối đa các nguồn hỗ trợ, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân..., Đảng bộ xã Mường Do đã lãnh đạo nhân dân trong xã xây dựng vùng đất quê hương ngày càng ấm no, trù phú.
Nhận thấy nhu cầu của thị trường về sản phẩm tỏi đen ngày càng cao, từ tháng 5/2019, các thành viên Tổ hợp tác Sản xuất và kinh doanh tỏi Phù Yên (xã Tường Phù) đã sản xuất sản phẩm tỏi đen cung cấp ra thị trường trong và ngoài tỉnh. Sản phẩm đã nâng cao giá trị cây tỏi và tăng thêm thu nhập cho các thành viên Tổ hợp tác và người trồng tỏi.
Hiện nay, bản Lềm, xã Huy Tân (Phù Yên) có 130 hộ trồng trên 23 ha dưa hấu, dưa chuột, dưa lê, dưa bở... sản lượng đạt bình quân 400 tấn/vụ, trừ chi phí thu lãi 2 tỷ đồng, mang lại thu nhập cao cho người trồng dưa, góp phần giảm số hộ nghèo trong bản từ 76 hộ năm 2015 xuống hiện còn 22 hộ.
Những năm qua, Đảng bộ xã Huy Bắc (Phù Yên) đã tập trung xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh; phát huy vai trò của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân trong khai thác tiềm năng và thế mạnh của địa phương; thực hiện tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn. Cuối năm 2019, xã Huy Bắc được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Tân Lang (Phù Yên) đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới; đặc biệt là vận động nhân dân tích cực tham gia làm đường giao thông nông thôn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, làm thay đổi diện mạo nông thôn mới trên địa bàn xã.
Cách trung tâm huyện 25 km, bản Thịnh Lang 1, xã Tân Lang (Phù Yên) đã và đang có nhiều đổi thay, với những ngôi nhà được xây dựng kiên cố, khang trang, xen lẫn vườn cây ăn quả, đồi chè xanh mướt, tạo nên bức tranh nông thôn mới trù phú nơi đây.
Ngày 25/3, Ban Chỉ đạo diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) huyện Phù Yên đã tổ chức diễn tập ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn tại xã Suối Tọ, năm 2020.
Sau hơn 3 năm hoạt động, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Mường Tấc, xã Huy Hạ (Phù Yên) có trên 10 sản phẩm nông nghiệp được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh, tạo được lòng tin với người tiêu dùng, nâng cao giá trị sản phẩm nông sản của địa phương.
Trong 2 ngày (19 và 20/3), Đảng bộ xã Huy Bắc, huyện Phù Yên đã tổ chức Đại hội lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020-2025. Đây là Đại hội được Ban Thường vụ Huyện ủy Phù Yên chọn làm Đại hội điểm cấp xã, thị trấn của huyện. Dự và chỉ đạo Đại hội có đại diện Tổ công tác số 7 của Ban Thường vụ tỉnh ủy; tập thể Thường trực, Ban Thường vụ Huyện ủy Phù Yên và 80 đại biểu đại diện cho 326 đảng viên thuộc 14 chi bộ trực thuộc Đảng bộ xã Huy Bắc.
Trong những năm qua, Ban Tổ chức huyện ủy Phù Yên đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu cho cấp ủy huyện nâng cao chất lượng công tác tổ chức xây dựng Đảng, công tác cán bộ, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên trên địa bàn.