Phù Yên phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường

Huyện Phù Yên có quốc lộ 37, 32B kết nối với các tỉnh Trung du, đồng bằng Bắc Bộ; quốc lộ 43 kết nối với huyện Mộc Châu, Vân Hồ, vùng hồ thủy điện Hòa Bình, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu, thông thương hàng hóa. Cùng với dân số hơn 128 nghìn người; trong đó, hơn 66% trong độ tuổi lao động, là một trong những lợi thế để thu hút các nhà đầu tư, phát triển công nghiệp, thương mại trên địa bàn.

 

Ca sản xuất của công nhân Xí nghiệp Giày Phù Yên.

Ảnh: Ngọc Thuấn

 

Từ năm 2010 trở về trước, kinh tế của huyện Phù Yên chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trên địa bàn không có cơ sở sản xuất công nghiệp quy mô lớn, chủ yếu là cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ... Với mục tiêu phát huy tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ưu tiên phát triển công nghiệp, góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn, từ năm 2010 đến nay, huyện đã tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp. Theo đó, Phù Yên được quy hoạch 2 cụm công nghiệp là Gia Phù và Quang Huy với quy mô hơn 30 ha, đây là điều kiện thuận lợi cho thực hiện các chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn. Hiện nay, đã hoàn thành đầu tư và đưa vào hoạt động nhà máy may Phù Yên, nhà máy gạch Tuynel, xí nghiệp giày da Ngọc Hà, cùng hàng chục cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn trên địa bàn, giải quyết việc làm cho trên 3.000 lao động. Được biết, sản phẩm của các nhà máy công nghiệp trên địa bàn chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu, bình quân hằng năm gia công giầy da xuất khẩu đạt trên 3,2 triệu sản phẩm; gạch xây dựng 46 triệu viên, 310 nghìn sản phẩm may mặc của Nhà máy may Phù Yên… Cùng với thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về chế độ, chính sách đối với người lao động, các đơn vị còn quan tâm đảm bảo các quy định, quy chuẩn về môi trường, điều kiện làm việc, bảo đảm thuận lợi, an toàn, nhất là công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy, nổ. Hiện trên địa bàn đang khảo sát và xây dựng nhà máy thủy điện Mường Bang, nhà máy thủy điện Háng Đồng - Suối Tọ... Toàn huyện hiện có trên 14.000 lao động đang làm việc tại các nhà máy trong huyện và các doanh nghiệp ngoài tỉnh, thu nhập bình quân của mỗi lao động từ 4,5-7 triệu đồng/người/tháng.

 

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển công nghiệp ở Phù Yên còn gặp phải một số những khó khăn, như: Phần lớn các cơ sở sản xuất công nghiệp khu vực nông thôn đều gặp khó khăn về nguồn vốn đầu tư, mở rộng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm còn nhỏ lẻ, hầu như các sơ cở phát triển tự phát, manh mún, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành của tỉnh với UBND huyện trong công tác kiểm tra, theo dõi các dự án sau cấp phép đầu tư đã có sự chuyển biến, nhưng chưa thật sự chặt chẽ; một số xã chưa chủ động hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhất là công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án...

Ca sản xuất của công nhân Nhà máy may Phù Yên.

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế, thời gian tới, huyện Phù Yên tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp theo hướng hiện đại, thân thiện với môi trường, tập trung ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng, lợi thế, như: công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, dược liệu, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học trong sản xuất công nghiệp, một số ngành sản xuất công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Tập trung phát triển, đầu tư cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp Gia Phù, Quang Huy; tạo điều kiện thuận lợi mở rộng khu công nghiệp giầy da; thu hút các nhà đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp, gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới. Ưu tiên các nhà đầu tư có trình độ công nghệ cao bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt là không chấp thuận các dây chuyền công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường.

Thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái là hướng đi đúng, hiệu quả, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, xây dựng vùng đất Phù Hoa ngày càng phát triển.

Việt Anh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng

    Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng

    Xây dựng Đảng -
    Công tác cải cách hành chính trong Đảng là nội dung quan trọng, góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác CCHC trong các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ.
  • 'Ngăn chặn trẻ em lao động trái pháp luật

    Ngăn chặn trẻ em lao động trái pháp luật

    Xã hội -
    Là trung tâm công nghiệp của tỉnh Sơn La, huyện Mai Sơn có nhiều công ty, doanh nghiệp, cơ sở chế biến nông sản đang hoạt động, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ thu hút trẻ em lao động trái pháp luật. Vì vậy, huyện luôn quan tâm phòng ngừa lao động sớm ở trẻ em.
  • 'Lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn

    Lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn

    Xây dựng Đảng -
    Xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, phù hợp thực tế; chủ động đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, Đảng bộ Sở Giao thông Vận tải đã chỉ đạo các chi bộ trực thuộc phát huy vai trò hạt nhân chính trị, thực hiện tốt nhiệm vụ các lĩnh vực quản lý của ngành.
  • 'Đa dạng các sản phẩm du lịch tạo sự khác biệt

    Đa dạng các sản phẩm du lịch tạo sự khác biệt

    Du lịch -
    Cùng với chú trọng củng cố tổ chức hội vững mạnh, thời gian qua, Hiệp hội Du lịch tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp giúp hội viên phát triển thêm sản phẩm du lịch mới, thu hút du khách tới tham quan, trải nghiệm tại các khu, điểm du lịch của tỉnh Sơn La.
  • 'Tư vấn, giải quyết việc làm cho người lao động

    Tư vấn, giải quyết việc làm cho người lao động

    Xã hội -
    Những năm qua, huyện Sông Mã đã kết nối với các đơn vị tuyển dụng lao động tổ chức hội nghị thông tin về thị trường lao động tại các xã, bản; tổ chức ngày hội tư vấn giới thiệu việc làm, giúp người lao động tìm được việc làm phù hợp, có thu nhập ổn định, góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.
  • 'Tăng cường phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

    Tăng cường phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

    VẤN ĐỀ HÔM NAY -
    Từ đầu năm đến nay, các ngành chức năng, chính quyền các địa phương trong tỉnh Sơn La đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Đồng thời, triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi, nhất là đối với đồng bào vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn của tỉnh, góp phần ổn định sản xuất, tạo việc làm, thu nhập cho nông dân.
  • 'Bảo vệ cây trồng trước hiện tượng thời tiết cực đoan

    Bảo vệ cây trồng trước hiện tượng thời tiết cực đoan

    Xã hội -
    Sương muối và mưa đá là những hiện tượng thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng. Các địa phương trong tỉnh đang chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ các loại cây vụ đông và cây trồng lâu năm trước tác động bất lợi của thời tiết.