Phù Yên bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa

Những năm qua, công tác quản lý, tu bổ, tôn tạo các di tích trên địa bàn huyện Phù Yên được quan tâm, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, đáp ứng nhu cầu tham quan, du lịch, tìm hiểu tín ngưỡng, tâm linh của nhân dân và du khách trong, ngoài tỉnh.

 

Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Đình Chu, bản Chiềng, xã Quang Huy (Phù Yên).

 

Trên địa bàn huyện Phù Yên hiện có 4 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng cấp tỉnh, gồm: Đình Chu (xã Quang Huy); Đồn bản Mo (thị trấn Phù Yên); Khu di tích rừng bản Nhọt (xã Gia Phù); Di tích kháng chiến chống Pháp đèo Lũng Lô (xã Mường Cơi). Ngoài ra, còn có 2 danh thắng khác chưa được xếp hạng đang được nghiên cứu và khai thác để phục vụ hoạt động tham quan, trải nghiệm, đó là: Rừng thông Noong Cốp, ao Bua (xã Quang Huy), hồ Suối Chiếu (xã Mường Thải)... Hằng năm, huyện đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương tích cực bảo vệ, trùng tu, tôn tạo các di tích, gắn với đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc giữ gìn, bảo vệ giá trị của di tích; lập quy hoạch và cắm mốc khoanh vùng bảo vệ  những di tích nằm trong khu dân cư.

 

Bà Bạc Thị Vân, Phó trưởng Phòng Văn hóa Thông tin huyện cho biết: Hằng năm, Phòng đã tham mưu với UBND huyện thành lập tổ liên ngành, tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng, thống kê lại tài sản thuộc các di tích; thực hiện trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử văn hoá đúng quy định. Từ năm 2017 đến nay, huyện đã huy động các nguồn vốn để đầu tư tu bổ, tôn tạo Đình Chu; xây dựng khu trung tâm Di tích lịch sử kháng chiến chống Pháp tại bản Nhọt (Gia Phù); khu du lịch hồ Suối Chiếu (Mường Thải)... với kinh phí trên 30 tỷ đồng. Hằng năm, đã thu hút hơn 11.000 lượt du khách đến tham quan, du lịch, trải nghiệm các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện.

 

Tháng 6/2013, Đình Chu (xã Quang Huy), được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Đình có tuổi đời gần một thế kỷ, trải qua thời gian và bom đạn tàn phá trong chiến tranh, di tích Đình Chu bị xuống cấp. Năm 2017, huyện đã đầu tư gần 15 tỷ đồng từ nguồn vốn xã hội hóa và nguồn vốn khác tu bổ, tôn tạo di tích với các hạng mục: Nhà Đại đình rộng 189 m², ao sen, tường bao và các công trình phụ trợ... Cách quốc lộ 37 khoảng 3 km, Đình tọa lạc trên vị trí đất bằng phẳng, bao quanh là cánh đồng Mường Tấc; mặt Đình nhìn về hướng tây, phía trước có ao sen nở hoa thơm ngát; nhà đại đình được xây dựng theo kiến trúc của đồng bằng Bắc Bộ, với những hàng cột lim to, mái lợp ngói vảy hình đĩa chạm khắc hình tượng “lưỡng long chầu nguyệt”. Hằng năm, có hàng nghìn lượt du khách trong và ngoài tỉnh đến đây tham quan, vãn cảnh.

 

Còn Khu di tích lịch sử kháng chiến chống Pháp rừng bản Nhọt (xã Gia Phù), cũng được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2008. Nơi đây không chỉ mang giá trị lịch sử, mà còn là khu bảo tồn sinh thái, với thảm thực vật nguyên sinh, những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, không khí mát mẻ, trong lành. Tháng 8/2020, Khu di tích được khởi công tôn tạo, với số vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng, gồm các hạng mục: Nhà lưu niệm, đền thờ, hồ nước, vườn hoa, sân đỗ xe, cổng chào... Khi hoàn thành, sẽ góp phần phát huy giá trị di tích lịch sử, đồng thời là điểm du lịch hấp dẫn nằm trong cung du lịch văn hóa, lịch sử Đền Hùng - Ngã Ba Cò Nòi -  Pha Đin - Điện Biên Phủ.

 

Để phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa, thời gian tới, huyện Phù Yên tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền Luật Di sản cho người dân; phối hợp với các trường học trong huyện tổ chức các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa cho học sinh; huy động các nguồn vốn để đầu tư thực hiện bảo vệ, tôn tạo di tích; gắn các hoạt động du lịch với quảng bá bản sắc văn hóa các dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Trường Sơn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Quỳnh Nhai tích cực chuyển đổi số

    Quỳnh Nhai tích cực chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Thời gian qua, huyện Quỳnh Nhai chủ động xây dựng giải pháp chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
  • '“Cầu nối” giữa Đảng với nhân dân

    “Cầu nối” giữa Đảng với nhân dân

    Xây dựng Đảng -
    Hiện nay, huyện Bắc Yên có 21 báo cáo viên cấp huyện, 324 tuyên truyền viên cấp cơ sở. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng tại cơ sở, hằng năm, Ban Thường vụ Huyện ủy lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, củng cố và kiện toàn đội ngũ báo cáo viên cấp cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
  • 'Phụ nữ Gia Phù xây dựng nếp sống văn minh

    Phụ nữ Gia Phù xây dựng nếp sống văn minh

    Nông thôn mới -
    Xây dựng nếp sống văn minh, hiện đại không chỉ là khẩu hiệu, mà trở thành hành động, được hội viên phụ nữ xã Gia Phù, huyện Phù Yên, tích cực hưởng ứng, với những mô hình, cách làm hay, thiết thực, hiệu quả.
  • 'Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri -
    Một số vấn đề cử tri quan tâm: Đẩy nhanh tiến độ tuyến đường liên xã Chiềng Khừa - Lóng Sập; Sửa chữa đoạn tuyến từ Km71+300 đến Km80+00, quốc lộ 279D; Hỗ trợ sản xuất cho nhân dân thuộc vùng di dân TĐC thủy điện Sơn La nĐảm bảo đủ thuốc và vật tư y tế để khám, điều trị bệnh
  • 'Phát huy sức mạnh toàn dân bảo vệ an ninh biên giới

    Phát huy sức mạnh toàn dân bảo vệ an ninh biên giới

    Quốc phòng -
    Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 9/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ “Về tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, giai đoạn 2015 - 2025, tỉnh Sơn La triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.
  • 'Nông thôn mới Phiêng Hỳ

    Nông thôn mới Phiêng Hỳ

    Nông thôn mới -
    Đến bản Phiêng Hỳ, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, cảm nhận được sức sống từ diện mạo bản nông thôn mới, với kết cấu hạ tầng được đầu tư, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt.
  • 'Đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế

    Đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế

    Xã hội -
    Đồng hành, hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển sản xuất, Hội Nông dân xã Mường Lầm, huyện Sông Mã, chú trọng tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật; tạo điều kiện cho hội viên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả, nâng cao thu nhập.
  • 'Bảo đảm tiến độ chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Bảo đảm tiến độ chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Xã hội -
    Năm 2024, huyện Thuận Châu có 46.630 ha/67.690 ha rừng, thuộc 3.172 chủ rừng được chi trả trên 16,7 tỷ đồng dịch vụ môi trường rừng. Ngay sau khi hoàn thành giải ngân, Chi nhánh Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Thuận Châu - Quỳnh Nhai phối hợp với Hạt Kiểm lâm tham mưu cho huyện rà soát, xác định diện tích rừng đủ điều kiện chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2025.