Là loại cây mới được đưa vào trồng ở địa phương, cây dâu tây đang trở thành một trong những cây trồng chủ lực giúp người dân xã Cò Nòi (Mai Sơn) thu nhập cao.
Những ngày đầu năm mới, các đơn vị, nhà thầu thi công Dự án hệ thống thủy lợi Nà Sản đang huy động tối đa nhân công, máy móc để tập trung thi công các hạng mục công trình, quyết tâm hoàn thành tiến độ theo kế hoạch đề ra. Dự án hệ thống thủy lợi Nà Sản được đầu tư xây dựng với mục tiêu cấp nước tưới tự chảy cho 1.450 ha đất canh tác và cấp nước sinh hoạt cho trên 10.000 người thuộc các xã trên cao nguyên Nà Sản, gồm: Hát Lót, Mường Bon và Chiềng Mung của huyện Mai Sơn. Đồng thời, phục vụ nuôi trồng thủy sản và duy trì dòng chảy môi trường hạ du, góp phần cải tạo môi trường sinh thái và phát triển du lịch trên địa bàn.
Với nhiều hoạt động thiết thực, sáng tạo, phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ở huyện Mai Sơn những năm qua đã không ngừng phát triển; tiếp sức cho nhiều thế hệ học trò vươn lên trong học tập; tạo sức lan tỏa sâu rộng trong gia đình, dòng họ, cộng đồng cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục; khơi dậy truyền thống hiếu học tại địa phương.
Khi những nụ đào e ấp bắt đầu bung hoa khoe sắc, con đường vào bản tái định cư Nong Quỳnh, xã Cò Nòi (Mai Sơn) như bừng sáng hơn bởi màu xanh ngút ngàn của những vườn cây ăn quả, những ruộng dâu tây trải dài xanh ngát, những ngôi nhà sàn ngói đỏ khang trang, mang đậm nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Thái... Bức tranh mùa xuân nơi đây thật đẹp.
Bằng nhiệt huyết của tuổi trẻ, ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống, nhiều thanh niên ở các bản vùng sâu, vùng xa của huyện Mai Sơn đã biết tận dụng những lợi thế về điều kiện khí hậu, đất đai ở địa phương để phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng trên chính quê hương của mình.
Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp trở lại thăm xã vùng cao Phiêng Cằm (Mai Sơn). Con đường từ xã Nà Ớt đến Phiêng Cằm dài 30 km vốn lầy lội, cheo leo dốc đá ngày nào, nay đã được trải nhựa phẳng phiu giúp chúng tôi rút ngắn hành trình, chỉ chưa đầy 1 giờ đã đến được Trung tâm xã. Trung tâm xã tấp nập hơn bởi những chuyến xe chở khách và trao đổi hàng hóa về các bản...
Xác định công tác tuyên truyền miệng là nhiệm vụ quan trọng, góp phần định hướng dư luận xã hội theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những năm qua, huyện Mai Sơn luôn quan tâm nâng cao chất lượng, xây dựng và phát triển đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên. Với phương châm “hướng về cơ sở”, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên đã giữ vai trò “cầu nối” giữa cấp ủy đảng, chính quyền với nhân dân, là kênh thông tin, tuyên truyền đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.
Thời gian qua, cùng với thực hiện tốt công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn, Bệnh viện Đa khoa huyện Mai Sơn luôn chú trọng việc thu gom, xử lý chất thải y tế theo quy định, nhằm bảo vệ sức khỏe cho người bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Thời gian qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã được cấp ủy, chính quyền huyện Mai Sơn triển khai rộng khắp với nhiều hình thức đa dạng, phong phú và thiết thực. Nhiều mô hình trên các lĩnh vực đã phát huy hiệu quả tích cực, tạo sức lan tỏa lớn trong cộng đồng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.
Đồn Biên phòng Phiêng Pằn (Mai Sơn) quản lý, bảo vệ gần 7km đường biên giới, 4 mốc quốc giới. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị luôn tích cực tuyên truyền, vận động người dân chung tay cùng bảo vệ đường biên, cột mốc, bảo đảm an ninh trật tự khu vực biên giới.
Những năm qua, huyện Mai Sơn đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Qua đó, khơi dậy tinh thần đoàn kết, phát huy nội lực trong nhân dân trong xây dựng nông thôn mới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, giữ gìn và bảo tồn văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường.
Những năm qua, cùng với định hướng phát triển kinh tế của huyện Mai Sơn, xã Chiềng Ve đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Đẩy mạnh sản xuất nông, lâm nghiệp; cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, trình độ dân trí được nâng lên, các hủ tục, tập quán lạc hậu dần được xóa bỏ... Đó là những kết quả nổi bật sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 20/10/2015 của Ban Bí thư về tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Mai Sơn.
Đến xã Nà Bó (Mai Sơn) vào những ngày này, ai cũng nhận thấy sự đổi thay từ kết cấu hạ tầng nông thôn, với nhiều tuyến đường được bê tông hóa; trường học, trạm y tế, nhà văn hóa được đầu tư xây mới và nâng cấp; nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Có được kết quả đó là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể, sâu sát của cấp ủy, chính quyền và sự đồng lòng, chung sức của nhân dân trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.
Thời gian qua, cùng với việc hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, xây dựng sản phẩm nông nghiệp sạch và liên kết sản xuất theo chuỗi, huyện Mai Sơn đã có nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm nông sản địa phương, là “điểm tựa” vững chắc cho sản xuất bền vững.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 15.700 ha cây xoài, được trồng tập trung chủ yếu ở các huyện: Yên Châu, Mai Sơn, Mường La và Sông Mã. Tuy nhiên hiện nay, việc đưa các giống xoài mới vào sản xuất còn mang tính tự phát, chưa hình thành được vùng sản xuất tập trung, không theo quy hoạch, người dân còn thiếu kiến thức trong áp dụng quy trình chăm sóc xoài theo tiêu chuẩn VietGAP... nên năng suất không ổn định, chất lượng sản phẩm chưa cao. Vì vậy, việc triển khai mô hình “Thâm canh xoài theo tiêu chuẩn VietGAP” thuộc Dự án khuyến nông Trung ương giai đoạn 2020 -2022 tại 2 xã của huyện Mai Sơn và Yên Châu sẽ giúp người dân nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm quả xoài, hướng tới xây dựng thương hiệu, phục vụ xuất khẩu và phát triển sản xuất bền vững.
Diện mạo nông thôn từng bước thay đổi, người dân được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nhất là ở các xã nghèo từng bước được nâng lên; tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm dần qua từng năm... Đó là những kết quả nổi bật sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở huyện Mai Sơn.
Với nhiều biện pháp hiệu quả, phát huy tốt vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ rừng, xã Chiềng Ve (Mai Sơn) luôn được đánh giá là địa phương thực hiện tốt công tác bảo vệ, phát triển rừng trong nhiều năm qua, góp phần duy trì độ che phủ rừng trên 60%.
Với các sản phẩm chế biến từ ngựa, sau gần 3 năm thành lập, Công ty TNHH Thuận Anh - Sơn La, tiểu khu 8, thị trấn Hát Lót (Mai Sơn) đã nhanh chóng xây dựng được thương hiệu, từng bước khẳng định được uy tín, chất lượng sản phẩm.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường và phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của đoàn viên thanh niên, thời gian qua, tuổi trẻ Mai Sơn đã phát động và triển khai nhiều hoạt động tình nguyện chung tay góp sức bảo vệ môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp.