Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, làm giàu chính đáng đã thu hút được đông đảo hội viên nông dân xã Cò Nòi (Mai Sơn) tham gia. Bà Lò Thị Lòn ở bản Mòn, là một trong những cá nhân điển hình trong thực hiện phong trào này.
Nguồn nước sinh hoạt dẫn từ hồ bản Bon, xã Mường Bon về bản Quỳnh Châu, xã Mường Bằng (Mai Sơn) hiện bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do khu vực đầu nguồn có hoạt động sơ chế cà phê quả tươi, xả thải trực tiếp ra suối. Điều này đã làm 33 hộ dân bản Quỳnh Châu bị mất nước sinh hoạt. Từ thông tin trên, chúng tôi về bản Quỳnh Châu để tìm hiểu thêm về sự việc.
Điện lực Mai Sơn được giao nhiệm vụ quản lý, vận hành hệ thống lưới điện trên địa bàn 2 huyện Mai Sơn và Yên Châu với 875,7 km đường dây trung thế, 946 km đường dây hạ thế, 536 trạm biến áp phân phối cấp điện cho hơn 62.000 khách hàng ở 35 xã, thị trấn. Địa bàn rộng, địa hình phức tạp, đặc biệt, những năm gần đây, tình hình thời tiết diễn biến bất thường làm thiệt hại lớn hệ thống lưới điện trên địa bàn. Vì vậy, để đảm bảo vận hành lưới điện an toàn, Điện lực Mai Sơn đã triển khai đồng bộ các giải pháp, chủ động xây dựng phương án phòng, chống thiên tai, đảm bảo an toàn lưới điện, hạn chế thấp nhất thiệt hại.
Qua 2 năm triển khai thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế trên địa bàn, huyện Mai Sơn đã đạt được những kết quả bước đầu, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị.
Khắc ghi lời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những yêu nước nhất”, những năm qua, Liên đoàn Lao động huyện đã tập trung chỉ đạo các công đoàn cơ sở (CĐCS) phát động phong trào thi đua yêu nước, khơi dậy mạnh mẽ tiềm năng trí tuệ, tinh thần sáng tạo trong lao động, sản xuất của công nhân, viên chức, người lao động (CNVC-NLĐ), góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, kế hoạch của các cơ quan, đơn vị, xây dựng huyện Mai Sơn phát triển.
Sau gần 20 năm thực hiện Dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La, nhân dân tại các điểm tái định cư trong tỉnh đã và đang ngày càng ổn định sản xuất và đời sống; xây dựng được nhiều mô hình kinh tế hiệu quả ở vùng tái định cư
Mai Sơn hiện có 17 doanh nghiệp, 106 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Các doanh nghiệp, HTX đã phát huy tốt vai trò là cầu nối trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hình thành các chuỗi liên kết trong tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Qua đó, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ dân.
Ngày 12 tháng 11 năm 2018, thị trấn Hát Lót (Mai Sơn) được Bộ Xây dựng công nhận đạt tiêu chí đô thị loại IV. Đây là kết quả của sự nỗ lực trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị huyện Mai Sơn và sự đoàn kết, đồng lòng của cán bộ, nhân dân thị trấn Hát Lót trong triển khai các nhiệm vụ xây dựng đô thị loại IV theo lộ trình đã đề ra... Những ngày này, về thị trấn Hát Lót từ các tuyến phố, con đường đến ngõ xóm đều phong quang, sạch đẹp, đánh dấu sự thay đổi của một đô thị mới.
Toàn huyện Mai Sơn còn hơn 49.580 ha rừng tự nhiên, 2.440 ha rừng trồng. Công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn luôn được các cấp, các ngành, trực tiếp là lực lượng kiểm lâm triển khai với nhiều biện pháp hiệu quả.
Chiềng Ban (Mai Sơn) là một trong 3 xã được tỉnh chọn điểm về xây dựng nông thôn mới nâng cao trong năm 2020. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh, của huyện cùng sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong xã, đến thời điểm này, Chiềng Ban đã đạt 16/17 tiêu chí và 33/36 chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Xác định môi trường là tiêu chí khó thực hiện trong Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, nên ngay từ khi bắt đầu triển khai thực hiện, huyện Mai Sơn đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, chỉ đạo cán bộ trực tiếp chung sức cùng làm với bà con để hoàn thành tiêu chí môi trường theo kế hoạch.
Chúng tôi vừa có chuyến công tác đến bản Có, xã Chiềng Kheo (Mai Sơn) để tìm hiểu mô hình trồng nấm đạt hiệu quả kinh tế của Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Sơn Hoan. Hiện, sản phẩm nấm của HTX đang được thị trường đón nhận và đánh giá cao, góp phần đem lại nguồn thu nhập ổn định cho các thành viên.
Những năm qua, xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác phát triển Đảng, Ban Thường vụ huyện ủy huyện Mai Sơn đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát hiện, tạo nguồn, bồi dưỡng quần chúng ưu tú. Qua đó, góp phần củng cố hệ thống chính trị, xây dựng tổ chức đảng ngày càng lớn mạnh, nâng cao sức chiến đấu của tổ chức đảng.
Toàn huyện Mai Sơn hiện có 4.411 đoàn viên công đoàn sinh hoạt tại 95 Công đoàn cơ sở (CĐCS) xã, thị trấn, cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp, ngoài Nhà nước, khối trường học. Phát huy vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, những năm qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương và Nghị quyết công đoàn các cấp, hướng về cơ sở, vì lợi ích của đoàn viên và người lao động.
Cùng với tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất dốc, đưa những giống cây có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, nhiều hộ dân ở xã Phiêng Pằn (Mai Sơn) đã liên kết thành lập HTX để cùng thực hiện sản xuất nông nghiệp theo quy trình an toàn, đã và đang đem lại hiệu quả tích cực.
Những năm qua, xã Hát Lót (Mai Sơn) đã tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính trên các lĩnh vực, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đến liên hệ công việc.
Với mong muốn đưa ra thị trường những sản phẩm nông nghiệp an toàn, HTX Và Hờ (Mai Sơn) được thành lập trên cơ sở tự nguyện góp vốn và đất sản xuất của các thành viên, cùng nhau ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng cây ăn quả, tăng thu nhập cho người dân.
Năm học 2020-2021, huyện Mai Sơn có 167 lớp, với tổng số 3.988 học sinh lớp 1. Đến nay, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Mai Sơn đã cơ bản đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, sách giáo khoa, đội ngũ giáo viên sẵn sàng cho việc triển khai dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Cuối tháng 8, thời gian cao điểm của mùa mưa, mặc dù trong kho bãi và trên sân đang còn tồn nhiều gạch, nhưng Nhà máy gạch Mường Bon (Mai Sơn) vẫn duy trì sản xuất. Trên hệ thống đường ray, máy nhào trộn, máy nghiền, hệ thống băng tải đưa nguyên liệu vào máy tạo hình gạch mộc chuyển đến hai cánh tay rô bốt xếp chờ lò nung vẫn hoạt động liên tục, ngoài cổng, 4-5 chiếc xe tải đang chờ đến lượt bốc hàng.
Diện mạo các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới có nhiều thay đổi tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang... Đó là những kết quả nổi bật sau 5 năm thực hiện Chương trình 135, giai đoạn 2016-2020 ở huyện Mai Sơn.