Cuộc sống mới trên vùng tái định cư thủy điện Sơn La

Sau gần 20 năm thực hiện Dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La, nhân dân tại các điểm tái định cư trong tỉnh đã và đang ngày càng ổn định sản xuất và đời sống; xây dựng được nhiều mô hình kinh tế hiệu quả ở vùng tái định cư

 

Một góc bản Mai Quỳnh, xã Mường Bon (Mai Sơn) hôm nay.

                 

Hơn 14 năm chuyển đến tái định cư ở huyện Mai Sơn, 36 hộ dân bản Mứn, xã Pha Khinh (Quỳnh Nhai) đã thích nghi với cuộc sống nơi ở mới như những người bản địa thực thụ. Ông Nùng Văn Tấm, Trưởng bản chia sẻ: Năm 2006, chuyển về tái định cư tại xã Mường Bon (Mai Sơn), bản lấy tên mới là Mai Quỳnh vừa thể hiện sự gắn bó khi đến nơi ở mới, vừa nhắc nhớ về quê cũ. Vốn quen với cuộc sống vùng sông nước, về Mai Quỳnh bà con mất khá nhiều thời gian để thay đổi tập quán canh tác. Được sự hỗ trợ của nhà nước, bà con đã chuyển đổi từ trồng ngô năng suất thấp sang trồng mía, sắn cao sản làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trên địa bàn. Mấy năm gần đây các hộ đã chủ động chuyển đổi sang trồng cây ăn quả, tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhờ đó đời sống của bà con dần khá lên, cả bản không có nhà tạm, hiện chỉ còn 2 hộ nghèo.

                 

Thực hiện Dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La, 12.584 hộ và 58.337 nhân khẩu ở 169 bản của 17 xã thuộc các huyện: Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mường La đã di chuyển đến tái định cư tại 346 khu, điểm tái định cư tập trung nông thôn, đô thị và xen ghép thuộc 8/12 huyện, thành phố trong tỉnh. Đến nay đã hoàn thành xây dựng 2.633 công trình giao thông nông thôn, thủy lợi, điện, nước sinh hoạt, nhà trẻ, phòng lớp học và các công trình khác, với tổng mức đầu tư 9.256 tỷ đồng. Các công trình sau khi hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng cơ bản phát huy hiệu quả tốt, đảm bảo phục vụ đời sống sinh hoạt cho nhân dân vùng tái định cư. Hệ thống chính trị cơ sở được củng cố tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, người dân vùng tái định cư yên tâm sản xuất, nâng cao thu nhập sau tái định cư.

                 

Trong hỗ trợ, thúc đẩy phát triển sản xuất ở các vùng tái định cư, Dự án đã thực hiện 30 mô hình trồng cây ăn quả, quy mô 762 ha; 36 mô hình nuôi cá lồng, quy mô gần 4.900 lồng; 5 mô hình chăn nuôi đại gia súc; 5 mô hình trồng chè, quy mô trên 126 ha... Bên cạnh đó, tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nghề cho các hộ dân tái định cư, góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Đặc biệt, thực hiện các dự án thuộc nguồn vốn dư sau quyết toán thuộc Dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La, đã hoàn thành 28 dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở vùng di dân tái định cư. Ông Lường Văn Biển, Trưởng bản Tà Sài, xã Chiềng Lao (Mường La) cho biết: Nằm trong dự án hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, điểm tái định cư bản Tà Sài được hỗ trợ 40 lồng cá, tổng trị giá 200 triệu đồng. Từ hỗ trợ của Dự án, các hộ trong bản đã liên kết, thành lập HTX Bình Minh, hiện nay HTX có 7 thành viên, duy trì nuôi 40 lồng cá đa dạng từ các loại cá truyền thống đến một số giống cá đặc sản, góp phần tạo việc làm cho lao động địa phương, đem lại thu nhập ổn định cho các thành viên, tổng doanh thu gần 400 triệu đồng/năm.

                 

Ông La Minh Khôi, Trưởng Ban Quản lý dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La đánh giá: Việc triển khai các dự án hỗ trợ sản xuất cho các hộ dân vùng tái định cư thủy điện Sơn La đã giúp các hộ ổn định đời sống, tập trung phát triển sản xuất. Đặc biệt, các hộ đã làm chủ công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đem lại thu nhập ổn định...  Đến nay, 97,7% người trong độ tuổi lao động ở các khu, điểm tái định cư có việc làm ổn định, thu nhập bình quân trên 76 triệu đồng/hộ/năm; số hộ nghèo giảm còn 16,6%; 96,8% số hộ có nhà ở kiên cố; 100% số hộ tái định cư được sử dụng điện lưới quốc gia; 96,9% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% trẻ em tại các khu, các điểm tái định cư trên địa bàn đến tuổi đi học được đến trường; tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học đạt 100%, giáo dục THCS đạt 99,8%; tỷ lệ số người tham gia bảo hiểm y tế đạt 98,6%; 65,5% số bản được công nhận bản văn hóa...

                 

Thời gian tới, để triển khai hiệu quả Đề án “Ổn định dân cư phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La”, tỉnh ta tiếp tục xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn lực, khai thác tiềm năng, lợi thế của lòng hồ thủy điện Sơn La, nâng cao thu nhập cho người dân. Xây dựng và hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, hộ dân trong việc xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn. Nghiên cứu và áp dụng toàn diện các chính sách hỗ trợ phát triển các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đa dạng hóa và huy động mọi nguồn vốn và sử dụng hiệu quả vốn ngân sách Nhà nước thực hiện Đề án.

Phan Trang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Thời sự - Chính trị -
    Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 30/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia thảo luận tại tổ đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.