Đổi mới công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đẩy mạnh sản xuất nông, lâm nghiệp; cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, trình độ dân trí được nâng lên, các hủ tục, tập quán lạc hậu dần được xóa bỏ... Đó là những kết quả nổi bật sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 20/10/2015 của Ban Bí thư về tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Mai Sơn.

 

Cán bộ Trạm Y tế xã Phiêng Cằm (Mai Sơn) khám, chữa bệnh cho người dân.

 

Huyện Mai Sơn có 6 dân tộc cùng sinh sống; trong đó, dân tộc thiểu số chiếm 76,5%. Xác định rõ công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, những năm qua, huyện Mai Sơn đã chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền tăng cường đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác dân vận theo phương châm hướng mạnh về cơ sở. Theo đó, để thực hiện hiệu quả công tác dân vận trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, huyện Mai Sơn đã cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện tốt các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, như: Chương trình 135; hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ nhà ở và triển khai Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Cấp ủy, chính quyền các cấp thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại với người dân để lắng nghe tâm tư nguyện vọng, qua đó, kịp thời phát hiện những bất cập trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Tăng cường các buổi tuyên truyền các nội dung chuyên đề liên quan trực tiếp đến đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số, như: Không tái trồng cây thuốc phiện, không mua bán tàng trữ trái phép chất ma túy, không di cư tự do; nhiệm vụ bảo vệ môi trường và tài nguyên rừng...

Cùng với việc tăng cường công tác dân vận, huyện Mai Sơn đã cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. 5 năm qua, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, các cấp chính quyền trên địa bàn huyện đã vận động người dân chuyển đổi gần 8.500 ha cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ; hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm; giá trị sản xuất tăng bình quân 9,67%/năm. Đồng thời, với việc lồng ghép các nguồn lực đầu tư, giai đoạn 2016-2020, huyện Mai Sơn đã huy động được gần 73 tỷ đồng đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, nhà văn hóa, nước sinh hoạt; duy tu, bảo dưỡng 62 công trình với kinh phí hơn 3,7 tỷ đồng; huy động gần 30 tỷ đồng hỗ trợ cho trên 3.650 hộ dân phát triển sản xuất; đào tạo, chuyển giao hướng nghiệp cho 64.971 người, tạo việc làm mới cho trên 2.000 người/năm... Qua đó, đồng bào các dân tộc thiểu số, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng cao, biên giới đã biết áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, năng suất lao động được tăng lên, sản xuất gắn với thị trường, tạo điều kiện phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa, giảm dần khoảng cách phát triển giữa các vùng trên địa bàn huyện. Đến nay, có 6/21 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới; đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số đã được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 15%, trên 95% số hộ được dùng điện lưới quốc gia, 98% số hộ được xem truyền hình, 90,2% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 100% người DTTS đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn được cấp thẻ BHYT; công tác giáo dục, y tế được quan tâm và đạt được nhiều kết quả; văn hóa truyền thống của đồng bào được bảo tồn và phát huy.

Để công tác dân vận trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian tới ngày càng hiệu quả, huyện Mai Sơn tiếp tục xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ, đổi mới phương thức dân vận. Đồng thời, chủ động tham mưu, giới thiệu, tạo nguồn cán bộ người dân tộc; tuyên truyền, vận động, giải thích, thuyết phục để tạo sự đồng thuận của nhân dân trong quá trình triển khai các chương trình, dự án; kịp thời giải quyết những khó khăn bức xúc của người dân.

Lò Thị Dung (Trường Chính trị tỉnh)

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư

    Phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư

    Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, lựa chọn nhà đầu tư các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư, khu đô thị ở tỉnh ta những năm gần đây được các cấp, các ngành quan tâm, góp phần tăng nguồn cung bất động sản, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
  • 'Dạy thực chất, học thực chất

    Dạy thực chất, học thực chất

    Khoa Giáo -
    Tập trung đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”, đưa việc “Dạy thực chất, học thực chất” ngày càng đi vào chiều sâu, đã góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của huyện Mai Sơn.
  • 'Chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

    Chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

    Xã hội -
    Với phương châm “Hướng về cơ sở, vì người lao động”, các cấp công đoàn của huyện Thuận Châu đã cụ thể hóa các phong trào thi đua phù hợp với cơ quan, đơn vị; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, đoàn viên, công chức, viên chức, người lao động.
  • 'Sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững ở Mường Sang

    Sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững ở Mường Sang

    Kinh tế -
    Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, phường Mường Sang, thị xã Mộc Châu đã vận động, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ dân thực hiện sản xuất theo hướng hữu cơ, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

    Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

    Xã hội -
    Huyện đoàn Mường La có 27 cơ sở đoàn, với gần 11.500 đoàn viên. Với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, tuổi trẻ của huyện đã phát huy sức trẻ, lòng nhiệt huyết và tinh thần cống hiến, triển khai nhiều công trình, phần việc thiết thực vì cuộc sống cộng đồng.
  • 'Quỳnh Nhai nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Quỳnh Nhai nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Xây dựng Đảng -
    Nghiêm túc quán triệt các nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở đảng bộ xã, phường, thị trấn gắn với củng cố hệ thống chính trị cơ sở”, Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt mọi mặt trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng Đảng bộ ngày càng trong sạch vững mạnh.
  • 'Phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Hạn chế thấp nhất tình trạng cháy, nổ, huyện Sông Mã đã tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
  • 'Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

    Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

    Xã hội -
    Huyện Phù Yên có gần 62.190 ha rừng, với độ che phủ rừng đạt trên 49,6%. Đang là kỳ cao điểm mùa khô hanh, huyện đã chủ động triển khai nhiều biện pháp bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng.