Điểm sáng trong bảo vệ, phát triển rừng

Với nhiều biện pháp hiệu quả, phát huy tốt vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ rừng, xã Chiềng Ve (Mai Sơn) luôn được đánh giá là địa phương thực hiện tốt công tác bảo vệ, phát triển rừng trong nhiều năm qua, góp phần duy trì độ che phủ rừng trên 60%.

 

Nhân dân bản Thẳm, xã Chiềng Ve (Mai Sơn) phát dọn thực bì khu rừng đầu nguồn.

 

Hình ảnh ấn tượng đối với chúng tôi khi đến Chiềng Ve là màu xanh ngút ngàn của những cánh rừng phủ khắp các ngọn núi. Không khí ở đây luôn trong lành, mát mẻ. Hầu như hộ dân nào cũng có ao cá, chăn thả gia cầm bởi nguồn nước dồi dào được rừng xanh mang lại. Dẫn chúng tôi đến thăm khu rừng của bản Thẳm, trên con đường bê tông kiên cố vắt qua mấy ngọn núi cao, anh Lò Văn Liêm, Chủ tịch UBND xã Chiềng Ve, khoe: Con đường gần 5 cây số này do bà con xây dựng cách đây 3 năm từ khoản tiền dịch vụ môi trường rừng. Nhân dân bản Thẳm luôn ý thức được rằng giữ rừng chính là mang lại cuộc sống của họ. Toàn xã có 5 bản, các bản đều bảo vệ rừng rất tốt, tuy nhiên, bản Thẳm luôn đứng đầu trong hàng chục năm qua.

 

Bản Thẳm hiện có 87 hộ, bản có trên 260 ha rừng nên nguồn quỹ từ bảo vệ rừng khá lớn. Anh Quàng Văn Hà, Trưởng bản Thẳm, chia sẻ: Trước đây, con đường vào bản khó đi lắm, bà con làm ra nhiều nông sản nhưng cũng chẳng bán được. Sau khi bàn bạc, ngoài trích toàn bộ khoản dịch vụ môi trường rừng khoảng 8 triệu đồng/hộ, 100% hộ dân đều đồng ý đóng góp thêm 3 triệu đồng để làm đường. Bây giờ có đường rồi bà con rất vui và chăm chỉ làm ăn hơn. Năm 2008, đường điện lưới về bản cũng do bà con đầu tư hơn 600 triệu đồng kéo về bằng tiền dịch vụ môi trường rừng. Tới đây, bản sẽ dành tiền dịch vụ môi trường rừng để xây dựng nhà văn hóa mới. Tổ bảo vệ rừng 14 người của bản cũng không phải thường xuyên đi tuần tra rừng, vì người dân trong bản luôn ý thức được lợi ích từ rừng, trong khi rừng cũng rất ít đường mòn từ ngoài vào. Năm nào bà con cũng ký kết bảo vệ rừng với kiểm lâm và chính quyền xã. Do đó, hàng chục năm nay không có vụ cháy rừng, hủy hoại rừng nào. Bây giờ, có đường, có điện rồi, tin rằng bản sẽ sớm thoát nghèo trong thời gian không xa.

 

Tìm hiểu được biết, Chiềng Ve hiện có gần 2.300 ha đất lâm nghiệp; trong đó, gần 220 ha rừng phòng hộ, trên 2.000 ha rừng sản xuất, còn lại là đất chưa có rừng. Năm 2019, toàn xã có gần 1.900 ha rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng, với số tiền trên 724 triệu đồng. Hằng năm, xã luôn chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức và ký cam kết bảo vệ rừng, PCCCR đến từng người dân, chủ rừng; vận động cộng đồng bản, xây dựng quy ước, hương ước bảo vệ, phát triển rừng; vận động người dân tham gia tố giác tội phạm, đấu tranh, phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng, PCCCR. Thực hiện PCCCR theo phương châm bốn tại chỗ “chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ” nhằm hạn chế thấp nhất số vụ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra. Trước mỗi mùa khô đến, cấp ủy, chính quyền xã Chiềng Ve chủ động phát động nhân dân tham gia phát dọn các tuyến đường băng cản lửa, bảo đảm khoảng cách an toàn giữa rừng và nương; tổ chức ký cam kết với từng hộ về việc đốt nương làm rẫy an toàn, đúng giờ quy định. Chỉ đạo các ban quản lý, tổ đội quần chúng bảo vệ rừng luôn tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ người, phương tiện ra vào rừng để phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm phá rừng, lấn chiếm đất rừng, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền về những lợi ích của rừng mang lại, nhiều năm gần đây Chiềng Ve không xảy ra cháy rừng, hủy hoại rừng lớn nào. Cũng theo anh Lò Văn Liêm, nhằm tạo điều kiện để người dân nâng cao thu nhập với định hướng phát triển kinh tế từ nghề rừng, trong thời gian tới, cùng với công tác tuyên truyền về bảo vệ, phát triển rừng, xã Chiềng Ve phối hợp cơ quan chức năng đầu tư, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc trồng cây dược liệu dưới tán rừng. Đây là hướng đi phù hợp, bởi điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng của địa phương hoàn toàn đáp ứng nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nhân dân.

 

Điều đáng ghi nhận ở Chiềng Ve là cuộc sống của người dân, bộ mặt nông thôn mới đang từng bước cải thiện; kết quả đó, có sự đóng góp không nhỏ từ rừng. Điều quan trọng, cấp ủy, chính quyền, nhân dân trong xã hiểu được nguồn lợi từ rừng đã mang lại rất lớn. Chiềng Ve xứng đáng là điểm sáng trong công tác quản lý, chăm sóc, bảo vệ và phát triển vốn rừng.

Vũ Tuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II thành công tốt đẹp

    Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II thành công tốt đẹp

    Thể thao -
    Qua 2 ngày thi đấu, tranh tài quyết liệt ở 5 nội dung: 2km, 5km, 10km, 21km và 42km của gần 15.000 vận động viên (VĐV) trong nước và quốc tế, sáng 24-11, Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II, năm 2024, do Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV) chủ trì và phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Đồng Xoài, Tỉnh đoàn Bình Phước tổ chức, Tập đoàn Trường Tươi là nhà tài trợ chính của giải, đã diễn ra an toàn, thành công tốt đẹp.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 25/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 25/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa suy yếu và di chuyển dần ra phía Đông; khoảng đêm 25/11 được tăng cường mạnh. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có cường độ ít thay đổi. Thời tiết: Nhiều mây, không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, trời lạnh, vùng núi cao trời rét.
  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).