Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến nay, tỉnh Sơn La có 54 xã đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; thành phố Sơn La được công nhận hoàn thành xây dựng nông thôn mới.
Phát huy vai trò của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể trong việc chăm lo, giúp đỡ, hỗ trợ phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nâng cao vai trò tham mưu, đề xuất của các ngành, địa phương về cơ chế, giải pháp thực hiện các chính sách dân tộc. Phân công rõ nhiệm vụ cụ thể và tiến độ triển khai tổ chức thực hiện cho các sở, ban, ngành, huyện, thành phố và xã, bản trong triển khai thực hiện. Đó là quyết tâm của tỉnh, nhằm nâng cao mức sống, thu nhập cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh.
Những năm trước đây, tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh diễn ra khá phổ biến, nhất là các cơ sở chế biến, chăn nuôi, khai thác nguyên nhiên vật liệu và rác thải làm ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân. Trước thực trạng trên, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng, huyện, thành phố vào cuộc quyết liệt, triển khai đồng bộ các giải pháp để lập lại trật tự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, do đó nhịp sống đã trở lại bình thường.
Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 11/02/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác công đoàn và xây dựng đội ngũ công nhân, lao động Sơn La giai đoạn 2017-2022. Trong 5 năm qua, các cấp công đoàn trong toàn tỉnh đã quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết hiệu quả, phù hợp. Cấp ủy, chính quyền các cấp đã có nhiều chủ trương, cơ chế tạo điều kiện để cho công đoàn hoạt động và đội ngũ công nhân, lao động khẳng định vai trò là lực lượng sản xuất cơ bản, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Cùng với cả nước, những tháng ngày qua, các cấp, các ngành, đơn vị trường học, gia đình, toàn xã hội cùng hơn 370 nghìn học sinh trong tỉnh đã nỗ lực chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, bước vào năm học mới 2022-2023 với khí thế mới, tâm thế mới.
Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh xảy ra mưa lớn tại nhiều nơi; riêng huyện Mai Sơn mưa lớn gây sạt lở đất làm 1 người bị chết, 2 ngôi nhà bị thiệt hại từ 50-70%. Theo tin dự báo từ Đài khí tượng thủy văn khu vực Tây Bắc, do chịu ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3 trên khu vực phía Đông Bắc Biển Đông, những ngày tới, tỉnh Sơn La có mưa, mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Mưa to đến rất to có khả năng xảy ra tại các huyện Phù Yên, Bắc Yên, Thuận Châu, Mường La, Quỳnh Nhai và Thành phố Sơn La, với lượng mưa phổ biến 100-200 mm, có nơi trên 250 mm. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh và sự vào cuộc của các cấp, các ngành, huyện, thành phố, công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đã đạt được kết quả quan trọng, từng bước nâng cao đời sống cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; giảm dần khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các khu vực, các địa phương và các nhóm dân cư trên phạm vi toàn tỉnh.
Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, sự vào cuộc của các cấp, các ngành và nỗ lực của đồng bào các dân tộc, đến nay, tỉnh ta có 54 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Thành phố Sơn La là đơn vị đầu tiên của tỉnh hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới. Toàn tỉnh đang dồn lực cho huyện Quỳnh Nhai đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.
Ngày 09/8/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Nghị quyết số 102/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 năm 2022 trực tuyến với địa phương.
Hình thành cơ cấu hợp lý, hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực; giữa các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế; phát triển được nhiều sản phẩm của tỉnh dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao; tạo bứt phá về năng lực cạnh tranh của một số ngành kinh tế chủ lực và chuyển biến thực chất, rõ nét về mô hình tăng trưởng, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, khả năng thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế. Đó là mục tiêu của tỉnh Sơn La trong giai đoạn 2021-2025, đòi hỏi sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành, sự vào cuộc của hệ thống chính trị và hưởng ứng của doanh nghiệp, HTX cùng nhân dân.
Phiên họp lần thứ 16, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 diễn ra ngày 6/8, do Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì, được kết nối trực tuyến tới các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sâu sát, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác; tiếp tục thực hiện mục tiêu kiểm soát dịch, không để bùng phát trở lại.
Từ đầu năm đến nay, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, sự đồng lòng, ủng hộ của người dân, doanh nghiệp, tình hình dịch Covid-19 trên phạm vi cả nước đã cơ bản được kiểm soát. Các hoạt động kinh tế, xã hội đang trở lại trạng thái bình thường và đạt những kết quả tương đối toàn diện.
Hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây có sự chuyển biến tích cực, góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Toàn tỉnh hiện có trên 10 cơ sở chăn nuôi (lợn, bò) quy mô lớn và hàng nghìn cơ sở quy mô vừa, nhỏ, chăn nuôi nông hộ. Bên cạnh những mặt tích cực thì tình trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi đang là thách thức không nhỏ đối với đời sống kinh tế xã hội.
Thực hiện chủ trương của Đảng, những năm qua, tỉnh ta đã triển khai thực hiện tốt các chính sách về thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực có lợi thế, như sản xuất nông, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, thương mại, dịch vụ, khách sạn, nhà hàng... Đến nay, toàn tỉnh đã có 3.168 doanh nghiệp trên các lĩnh vực.
Ngày Thương binh, Liệt sĩ 27/7 có ý nghĩa quan trọng với nhân dân Việt Nam, là ngày thể hiện truyền thống “hiếu nghĩa bác ái”, lòng quý trọng và biết ơn của cấp ủy, chính quyền và nhân dân ta đối với những Anh hùng liệt sĩ, những thương binh, bệnh binh đã chiến đấu, hy sinh vì nền độc lập, tự do và thống nhất của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Ngày 27/7 còn là ngày phát huy tinh thần yêu nước, củng cố và bồi đắp niềm tin vào sự nghiệp cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.
Nông nghiệp, nông thôn Sơn La trong những năm qua có một bước tiến dài, đột phá là đổi mới tư duy trong công tác lãnh đạo chỉ đạo, thống nhất về cơ chế, chính sách, gắn quy hoạch với tổ chức lại sản xuất, khai thác lợi thế từng vùng để đưa cây trồng, vật nuôi phù hợp vào sản xuất. Sơn La đã trở thành một hiện tượng trong sản xuất nông nghiệp, là vựa cây ăn quả lớn nhất của miền Bắc và đứng thứ hai toàn quốc.
Nông nghiệp, nông thôn Sơn La trong những năm qua có một bước tiến dài, đột phá là đổi mới tư duy trong công tác lãnh đạo chỉ đạo, thống nhất về cơ chế, chính sách, gắn quy hoạch với tổ chức lại sản xuất, khai thác lợi thế từng vùng để đưa cây trồng, vật nuôi phù hợp vào sản xuất. Sơn La đã trở thành một hiện tượng trong sản xuất nông nghiệp, là vựa cây ăn quả lớn nhất của miền Bắc và đứng thứ hai toàn quốc.
Với sự quyết liệt, linh hoạt trong công tác chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và nỗ lực của các cấp, các ngành, địa phương, chỉ số cải cách hành chính của tỉnh ta năm qua đạt 87,62% (tăng 5 bậc trên bảng xếp hạng so với năm 2020), xếp thứ 15/63 tỉnh, thành phố trong cả nước và đứng thứ 5/14 tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc.
Những năm qua, các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh đã tích cực chỉ đạo triển khai tăng cường công tác bảo vệ và phát triển rừng, ổn định đời sống nhân dân.