Nông nghiệp, nông thôn Sơn La trong những năm qua có một bước tiến dài, đột phá là đổi mới tư duy trong công tác lãnh đạo chỉ đạo, thống nhất về cơ chế, chính sách, gắn quy hoạch với tổ chức lại sản xuất, khai thác lợi thế từng vùng để đưa cây trồng, vật nuôi phù hợp vào sản xuất. Sơn La đã trở thành một hiện tượng trong sản xuất nông nghiệp, là vựa cây ăn quả lớn nhất của miền Bắc và đứng thứ hai toàn quốc.
Nông nghiệp, nông thôn Sơn La trong những năm qua có một bước tiến dài, đột phá là đổi mới tư duy trong công tác lãnh đạo chỉ đạo, thống nhất về cơ chế, chính sách, gắn quy hoạch với tổ chức lại sản xuất, khai thác lợi thế từng vùng để đưa cây trồng, vật nuôi phù hợp vào sản xuất. Sơn La đã trở thành một hiện tượng trong sản xuất nông nghiệp, là vựa cây ăn quả lớn nhất của miền Bắc và đứng thứ hai toàn quốc.
Với sự quyết liệt, linh hoạt trong công tác chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và nỗ lực của các cấp, các ngành, địa phương, chỉ số cải cách hành chính của tỉnh ta năm qua đạt 87,62% (tăng 5 bậc trên bảng xếp hạng so với năm 2020), xếp thứ 15/63 tỉnh, thành phố trong cả nước và đứng thứ 5/14 tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc.
Những năm qua, các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh đã tích cực chỉ đạo triển khai tăng cường công tác bảo vệ và phát triển rừng, ổn định đời sống nhân dân.
Chỉ còn thời gian ngắn nữa Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2022 sẽ diễn ra với kỳ vọng đạt kết quả cao so với năm học trước. Đến nay, ngành Giáo dục và Đào tạo, cùng các đơn vị trường học đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, bảo đảm cơ sở vật chất, giúp học sinh ôn luyện chuẩn bị tâm thế cho kỳ thi và tuyển sinh.
Những năm qua, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất và tiêu dùng trên địa bàn tỉnh cơ bản được quản lý tốt. Ý thức, trách nhiệm của các hộ, cơ sở, HTX, doanh nghiệp sản xuất hàng hóa đã được nâng lên. Bởi có một thực tế, nông sản hàng hóa kém chất lượng, có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hoặc có nguy cơ mất an toàn thực phẩm thì cũng chỉ “qua mặt” được người tiêu dùng một lần, rồi bị tẩy chay và đặc biệt không thể “chen chân” vào được các siêu thị, nhà hàng lớn khi có hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm nghiêm ngặt. Chính vì vậy, muốn sản xuất hiệu quả thì vấn đề an toàn thực phẩm phải được đặt lên hàng đầu, là yếu tố sống còn của các hộ, cơ sở, HTX, doanh nghiệp sản xuất hàng hóa.
Thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, những năm qua, các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh đã tuyên truyền, vận động và tổ chức đưa hàng Việt Nam về với đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới. Qua đó, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, năng lực sản xuất, chất lượng hàng hóa của các nhà sản xuất, kinh doanh và ý thức, thói quen của người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.
Ngày 15/6/1987, Ban Thường vụ tỉnh ủy Sơn La đã có Quyết định số 143-QĐ/TU về việc thành lập Hội Nhà báo tỉnh Sơn La. Sau hơn 35 năm xây dựng và phát triển, Hội Nhà báo tỉnh Sơn La đã không ngừng lớn mạnh, trở thành “mái nhà chung” của những người làm báo, góp phần tập hợp, đoàn kết đội ngũ, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho hội viên, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động của báo chí. Hội Nhà báo tỉnh và các chi hội đã phát huy tốt vai trò bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của nhà báo trong hành nghề và giáo dục nhà báo tuân thủ pháp luật, tuân thủ các quy định và đạo đức nghề nghiệp.
Những năm qua, công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực khoáng sản trên địa bàn tỉnh được tăng cường; nhờ đó, hoạt động khai thác khoáng sản trái phép đã giảm; nhiều doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư công nghệ gắn với bảo vệ môi trường, cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác.
Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Sơn La có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to trên phạm vi toàn tỉnh, gây thiệt hại trên địa bàn 8/12 huyện, thành phố. Mưa lũ đã làm 1 người dân tại xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu bị thương; thiệt hại 27 nhà ở, gần 43 ha lúa, cây trồng; hư hỏng 2 đập thủy lợi, 11 phai tạm, 306 m kênh bị sạt lở; cuốn trôi 2 cầu treo, 1 cầu tạm, sạt lở hơn 3.200 m³ đất đá tại các tuyến đường liên xã, liên bản; làm trôi một số phương tiện xe máy, đồ dùng của người dân, ước tính thiệt hại hơn 3,5 tỷ đồng.
Từ đầu năm đến nay, tỉnh ta đã chịu ảnh hưởng của 12 đợt không khí lạnh, 2 đợt rét đậm, rét hại, 7 đợt mưa lớn trên diện rộng. Thiên tai đã làm 2 người chết, 1 người bị thương, 476 nhà bị hư hỏng, hơn 700 ha hoa màu và cây ăn quả bị thiệt hại, trên 2.200 con gia súc bị chết, ước giá trị thiệt hại gần 34 tỷ đồng.
Nhìn lại năm 2021, toàn tỉnh đã thực hiện lồng ghép hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế, xã hội, tạo việc làm mới và giải quyết việc làm cho trên 20.000 lao động; trong đó, khu vực nông, lâm, ngư nghiệp 66,9%; công nghiệp và xây dựng 16,4%; thương mại, dịch vụ và du lịch 16,7%; góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị xuống còn 3,77%; thúc đẩy xóa đói, giảm nghèo ở khu vực nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống; là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách con người và lưu giữ, trao truyền các giá trị văn hóa dân tộc; là nền tảng xây dựng xã hội hạnh phúc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Những năm qua, công tác quản lý quy hoạch, quản lý phát triển đô thị, quản lý trật tự xây dựng được các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật, nhằm đảm bảo phát triển đô thị, nông thôn văn minh, hiện đại theo định hướng quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Triển khai thực hiện nghiêm Quy định số 12-QĐi/TU ngày 27/2/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, việc tổ chức đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, các sở, ban, ngành với nhân dân trên địa bàn tỉnh ta đã đi vào nền nếp, góp phần phát huy dân chủ, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước, chính quyền các cấp và làm thay đổi tinh thần, thái độ của công chức, viên chức trong thực thi nhiệm vụ.
Những năm qua, hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh ta tiếp tục được đẩy mạnh, nhất là giải quyết các thủ tục hành chính, thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và nhà đầu tư. Năm 2021, UBND tỉnh phê duyệt cấp mới chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 28 dự án, với tổng mức vốn đăng ký ban đầu là khoảng 5.000 tỷ đồng. Tại khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, đã có 9 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn 983 tỷ đồng.
Những năm qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đã thực hiện đồng bộ các giải pháp, ưu tiên nguồn lực đầu tư thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Đồng thời, khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường của các tầng lớp nhân dân, đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng nhà ở và các công trình dân sinh. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều của tỉnh Sơn La giảm xuống còn 15,1%. Toàn tỉnh phấn đấu đến cuối năm 2025, giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 3%/năm; giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số trên 3%/năm; giảm tỷ lệ hộ nghèo của các huyện nghèo 4-5%/năm; có 1 đến 2 huyện thoát nghèo.
Khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung là chủ trương của Đảng, Nhà nước và tỉnh ta. Điều đó cho thấy, tỉnh luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, có bản lĩnh chính trị, trí tuệ, gương mẫu, quyết tâm đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, sẵn lòng đương đầu với khó khăn, thử thách, luôn nỗ lực hành động vì lợi ích chung.