Với lợi thế về khí hậu, đất đai cùng nhiều chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện Mai Sơn đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào xây dựng vườn ươm giống cây ăn quả; thâm canh, ghép mắt để tạo ra các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung có năng suất, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, để tạo đầu ra cho sản phẩm, những năm gần đây, huyện Mai Sơn đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và tạo điều kiện cho các hộ nông dân liên kết thành lập các hợp tác xã (HTX), mở rộng liên kết các HTX để cùng hỗ trợ phát triển.
Ngày 26/3, Trường THPT Chu Văn Thịnh (Mai Sơn) đã tổ chức đón Bằng công nhận Trường đạt chuẩn quốc gia và Kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2019). Tới dự có lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, huyện Mai Sơn.
Xã Hát Lót là một trong 8 xã, thị trấn của huyện Mai Sơn thực hiện xã hội hóa thu gom rác thải sinh hoạt. Sau 4 năm tổ chức thực hiện, xã Hát Lót đã khắc phục được tình trạng vứt rác thải bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan, đảm bảo tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới. Đến nay, xã Hát Lót là 3 trong 4 xã của huyện đã về đích nông thôn mới.
Những năm qua, Ban Công an xã Chiềng Kheo (Mai Sơn) đã chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT), an toàn xã hội (ATXH) trên địa bàn; thường xuyên phát động phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” (ANTQ); phát huy hiệu quả hoạt động của mô hình nhóm liên gia tự quản về an ninh trật tự (ANTT), góp phần phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.
Với tinh thần nhiệt huyết, không ngại khó, ngại khổ, thời gian qua, đoàn viên, thanh niên huyện Mai Sơn đã hăng hái tham gia phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” với nhiều công trình, phần việc cụ thể, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn mới ở địa phương.
Qua lời giới thiệu của chị Đinh Thị Duy, Chủ tịch Hội LHPN xã Nà Mường (Mộc Châu), chúng tôi đến thăm Chi hội Phụ nữ Tiểu khu 3, một trong những Chi hội điển hình về phong trào phụ nữ, tích cực tham gia phong trào thi đua lao động sản xuất giỏi.
Huyện Mai Sơn hiện có tổng đàn lợn khoảng 60.000 con được nuôi tập trung ở 5 trang trại lớn và nuôi nhỏ, lẻ tại các hộ gia đình. Trước tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, các cấp, ngành huyện Mai Sơn đã chủ động triển khai một số giải pháp cấp bách phòng chống, ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi. Đến nay, chưa phát hiện ổ dịch tại địa phương.
Về Tiểu khu Nà Sản, xã Hát Lót (Mai Sơn), chúng tôi nhận thấy, trên khắp các triền đồi là những vườn cây ăn quả xanh tốt. Trong câu chuyện của những nhà nông, chúng tôi được biết về HTX Nông nghiệp sinh thái Nà Sản - cầu nối đắc lực trong việc đưa sản phẩm quả sạch của vùng đến với thị trường trong và ngoài tỉnh.
Năm 2019, huyện Mai Sơn phấn đấu xuất khẩu 2.760 tấn quả, giá trị khoảng 2,153 triệu USD. Các sản phẩm xuất khẩu gồm: Xoài, thanh long, nhãn, chanh leo, na, bưởi... Thị trường xuất khẩu chủ yếu là các nước: Úc, Trung Quốc, New Zealand, Dubai, Nhật Bản, Hàn Quốc, Campuchia...
Đã lâu chúng tôi mới có dịp trở lại bản Cò Nòi, xã Cò Nòi (Mai Sơn) - vùng đất huyền thoại, một phần trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, nút giao thông quan trọng để các mũi tiến công của quân và dân ta cùng vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm... vươn tới lòng chảo Mường Thanh. Ngã ba Cò Nòi trở thành chiến địa, thực dân Pháp ngày đêm bắn phá ác liệt, âm mưu cắt đứt huyết mạch giao thông của ta. Vùng đất khói lửa năm xưa, nay bước vào công cuộc xây dựng kinh tế sôi động. Người dân nơi này đang phát huy truyền thống cách mạng, chung sức, đồng lòng, đoàn kết xây dựng cuộc sống mới, xây dựng quê hương giàu đẹp.
Thời gian qua, phong trào thi đua “dân vận khéo” đã phát triển rộng khắp, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện Mai Sơn. Từ phong trào, đã xuất hiện nhiều mô hình, điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực, góp phần phát huy vai trò của các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Ngã ba Cò Nòi không chỉ là địa danh thuần túy mà đã trở thành mảnh đất thiêng liêng, một địa chỉ đỏ, biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Phát huy truyền thống, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc xã Cò Nòi đã và đang đoàn kết, chung sức đồng lòng xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, xứng đáng với danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” trong kháng chiến chống thực dân Pháp và “Anh hùng lao động” trong thời kỳ đổi mới.
Cùng với thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ làm nhà ở cho người có công với cách mạng, huyện Mai Sơn còn luôn quan tâm công tác xóa nhà tạm, dột nát cho hộ nghèo theo Quyết định 33 của Thủ tướng Chính phủ.
Hội Cựu chiến binh huyện Mai Sơn hiện có hơn 5.600 hội viên, sinh hoạt tại 22 hội xã, thị trấn. Nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo, tham gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, Hội luôn đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi; tạo điều kiện cho các hội viên có nhu cầu hoặc hộ hội viên nghèo vay vốn phát triển sản xuất, mở rộng quy mô kinh doanh, tham gia các hoạt động xã hội...
Địa danh Ngã ba Cò Nòi có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với những người đã từng sống và trực tiếp chiến đấu tại Ngã ba Cò Nòi năm xưa, mà nó còn nguyên giá trị to lớn trong việc giáo dục lịch sử, lòng tự hào dân tộc, ý chí kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân tộc, bởi nơi đây còn mãi lưu dấu ấn về những chiến công anh dũng, sự hy sinh cao cả của bộ đội, công binh, thanh niên xung phong và dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa.
Xác định việc nâng cao chất lượng công tác giải quyết, xét xử các loại án là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt quá trình hoạt động, những năm qua, Tòa án Nhân dân huyện Mai Sơn đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết, xét xử các vụ án, vụ việc, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Để hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, xã Chiềng Sung (Mai Sơn) chủ động phát huy các nguồn lực trong nhân dân; đẩy mạnh công tác xã hội hóa, vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp ủng hộ bằng nhiều hình thức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: Đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa, nhà lớp học, kéo điện lưới quốc gia về các bản... Đến nay, xã đã đạt 14/19 tiêu chí; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 14,96% năm 2016 xuống 7,34 % năm 2018.