Mai Sơn triển khai các giải pháp cấp bách phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

Huyện Mai Sơn hiện có tổng đàn lợn khoảng 60.000 con được nuôi tập trung ở 5 trang trại lớn và nuôi nhỏ, lẻ tại các hộ gia đình. Trước tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, các cấp, ngành huyện Mai Sơn đã chủ động triển khai một số giải pháp cấp bách phòng chống, ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi. Đến nay, chưa phát hiện ổ dịch tại địa phương.

Cán bộ thú y Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Mai Sơn

hướng dẫn hộ dân xã Cò Nòi phun tiêu độc khử trùng phòng chống bệnh dịch.

Trung tuần tháng 3/2019, ngay khi phát hiện các dấu hiện bất thường ở đàn lợn, một hộ gia đình tại xã Cò Nòi đã thông báo đến cơ quan chức năng tổ chức theo dõi, lấy mẫu bệnh phẩm kiểm tra. Bà Nguyễn Thị Nhung, tiểu khu 39, xã Cò Nòi chia sẻ: Kết quả kiểm tra, đàn lợn không nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi nhưng không vì thế mà gia đình chủ quan. Hiện, gia đình tôi đang gây đàn lợn mới với khoảng 100 con, thực hiện các giải pháp phòng chống, dịch bệnh theo sự hướng dẫn của cán bộ thú y, gia đình thực hiện rắc vôi bột, phun tiêu độc khử trùng 1 tuần/lần và không mua bán lợn ở ngoài vào để phòng chống, bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào đàn lợn của gia đình, hạn chế thiệt hại kinh tế thấp nhất.

Công ty TNHH MTV Minh Thúy là một trong những doanh nghiệp chăn nuôi lợn lớn nhất trên địa bàn huyện Mai Sơn. Hiện, tổng đàn lợn của Công ty có khoảng 20.000 lợn nái và lợn thịt được sản xuất tại 3 trang trại, gồm: Trại nuôi xã Chiềng Hặc (Yên Châu), quy mô trên 4.000 con, còn lại gần 16.000 con nuôi tại Trại nuôi thuộc xã Chiềng Chung và Cò Nòi (Mai Sơn). Ông Nguyễn Văn Thu, đại diện Công ty TNHH MTV Minh Thúy cho biết: Các trại nuôi tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất và chăn nuôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây đang là thời điểm xảy ra bệnh dịch tả lợn châu Phi, để tăng cường kiểm soát và phòng chống bệnh dịch, Công ty đã thiết lập 3 chốt kiểm dịch liên tiếp, giám sát chặt chẽ người, phương tiện và vật tư nông nghiệp khi ra vào các trại chăn nuôi. Tại các chốt kiểm dịch, Công ty trang bị đầy đủ vật tư nông nghiệp và các thiết bị khác. Ngoài ra, cán bộ kỹ thuật và công nhân làm việc trực tiếp tại khu chăn nuôi hạn chế giao tiếp, tiếp xúc và hạn chế ra khỏi khu chăn nuôi, mọi thông tin chủ yếu trao đổi qua điện thoại; duy trì phun độc khử trùng 2 lần/ngày, rắc vôi bột tại các chốt kiểm dịch, các lối đi vào khu chăn nuôi, sản xuất; thức ăn chăn nuôi được bảo quản bằng cách sau phun tiêu độc khử trùng 1 ngày/lần và chiếu đèn UV diệt khuẩn...

Huyện Mai Sơn đã ban hành các công văn chỉ đạo các ngành chức năng, các xã, thị trấn triển khai các giải pháp cấp bách khống chế dịch tả lợn châu Phi. Đồng thời, thành lập đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vi phạm về vận chuyển, buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm từ lợn nhập lậu để phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào địa bàn. Quá trình kiểm tra, lồng ghép tuyên truyền về công tác phòng chống bệnh dịch; chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với lợn bệnh; thực hiện 5 không (không dấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, chết; không vứt lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt); khuyến cáo các hộ chăn nuôi thực hiện các giải pháp an toàn sinh học và hạn chế tối đa người, vật nuôi, phương tiện, trang thiết bị bên ngoài vào trại nuôi; phun tiêu độc khử trùng chuồng nuôi 1 tuần/lần. Hằng ngày, cán bộ thú y của Trung tâm Dịch vụ huyện và cán bộ thú y cơ sở tổ chức đi tuần, kiểm dịch và kiểm soát giết mổ tại 4 chợ đầu mối lớn và 20 cơ sở giết mổ trên địa bàn huyện. Xã Phiêng Pằn và Đồn Biên phòng Phiêng Pằn tổ chức giám sát chặt chẽ tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới; tuyệt đối không cho phép buôn bán, vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn bất hợp pháp, không rõ nguồn gốc, kể cả quà tặng, quà biếu của dân cư khu vực biên giới.

Đến thời điểm này, bệnh dịch tả lợn châu Phi chưa xâm nhập vào địa bàn huyện Mai Sơn. Không chủ quan trước những diễn biến phức tạp của tình hình bệnh dịch, hiện huyện Mai Sơn đang tập trung triển khai các phương án đảm bảo vật tư, nhân lực chủ động ứng phó với diễn biến tình hình bệnh dịch. Bệnh dịch tả lợn châu Phi không gây bệnh trên người, người tiêu dùng không nên “tẩy chay” thịt lợn mà lựa chọn mua thịt lợn ở các cơ sở giết mổ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Phan Trang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đổi thay ở Nặm Giắt

    Đổi thay ở Nặm Giắt

    Kinh tế -
    Về bản Nặm Giắt, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, những ngày này, chúng tôi hết sức ấn tượng bởi màu xanh của những đồi chè, vườn cà phê chín đỏ đang vào vụ thu hoạch. Nặm Giắt hôm nay đã có nhiều đổi thay, người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, mà đã biết cách lựa chọn các phương thức sản xuất phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế.
  • 'Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Xã hội -
    Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Châu đã triển khai hiệu quả chính sách tín dụng, giúp hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi. Đặc biệt, từ nguồn vốn vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho nhiều hộ dân ở nông thôn trên địa bàn.
  • 'Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số của ngành Kiểm sát Sơn La thời gian qua đã đạt kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và các hoạt động chuyên môn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.
  • 'Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Khoa Giáo -
    Trường THCS Ngọc Chiến, huyện Mường La, tập trung làm tốt công tác nấu ăn bán trú cho học sinh, góp phần duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục ở xã vùng III đặc biệt khó khăn.
  • 'Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Xã hội -
    Những năm qua, công tác khen thưởng của tỉnh không ngừng được đổi mới, bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch, coi trọng phát hiện, lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng, góp phần động viên cổ vũ kịp thời phong trào thi đua trên mọi lĩnh vực.