Mai Sơn xã hội hóa xây dựng thiết chế văn hóa

Đến nay, 100% các xã, thị trấn và 399/436 bản, tiểu khu của huyện Mai Sơn đã có nhà văn hóa, trong đó, 95,2% nhà văn hóa cấp xã và hơn 50% nhà văn hóa cơ sở đạt tiêu chí của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tạo điều kiện để các tầng lớp nhân dân được hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đẩy lùi tệ nạn xã hội.

Nhà văn hóa bản Pá Đông, xã Nà Bó (Mai Sơn) được đầu tư xây dựng theo hình thức xã hội hóa.

Thực hiện xây dựng cơ sở vật chất văn hóa ở cơ sở - một trong những tiêu chí trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới - huyện Mai Sơn ưu tiên phân bổ các nguồn vốn đầu tư xây dựng, nâng cấp và có cơ chế hỗ trợ 200 triệu đồng/bản, tiểu khu thuộc vùng I và 300 triệu đồng đối với các bản, tiểu khu vùng II để xây dựng nhà văn hóa. Đồng thời, phân công các cấp, hội đoàn thể làm nhiệm vụ tuyên truyền, vận động nhân dân, gắn việc triển khai xây dựng nông thôn mới với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Đối với các bản, thực hiện chủ trương “Nhân dân và Nhà nước cùng làm”, tuyên truyền lồng ghép trong các cuộc giao ban, họp bản... thông qua đó, thống nhất các hình thức đóng góp xây nhà văn hóa, công khai minh bạch về tài chính, bảo đảm sự công bằng giữa các hộ, tạo được sự đồng thuận cao của nhân dân. Ông Đào Văn Hiền, Chủ tịch UBND xã Hát Lót thống kê: Từ 2015 đến nay, xã Hát Lót được đầu tư xây dựng 18 công trình nhà văn hóa, tổng mức đầu tư trên 8,5 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp hơn 5 tỷ đồng. Đầu tư, xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở đồng bộ đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, hoàn thiện tiêu chí văn hóa trong xây dựng nông thôn mới. Hiện nay, 100% các bản, tiểu khu của xã có đội văn nghệ, nhà văn hóa; trong đó, 77,4% nhà văn hóa đạt chuẩn, 79% số hộ đạt gia đình văn hóa, trên 93% số bản, tiểu khu đạt danh hiệu văn hóa; Hát Lót đã được công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới cuối năm 2018.

Theo báo cáo, riêng năm 2018, huyện Mai Sơn đã hỗ trợ đầu tư xây dựng 10 công trình nhà văn hóa cơ sở, tổng mức đầu tư trên 5 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp trên 2,6 tỷ đồng. Để khắc phục tình trạng thiếu thiết chế văn hóa của nhà văn hóa bản, từ năm 2017 đến nay, huyện hỗ 20 bộ trụ cột bóng chuyền thi đấu, bổ sung thiết chế thể thao cho 5 xã và 15 bản, tiểu khu, tổng kinh phí gần 200 triệu đồng; hỗ trợ trang thiết bị phục vụ hoạt động cho 10 nhà văn hóa của các bản, tiểu khu thuộc xã Mường Bon và xã Hát Lót, tổng giá trị 400 triệu đồng; phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cấp phát 2 bộ trang âm và hỗ trợ trang thiết bị cho nhà văn hóa xã Hát Lót, Mường Bon, tổng kinh phí 80 triệu đồng. Đến nay, có 5 xã cơ bản đạt tiêu chí số 6 (cơ sở vật chất văn hóa), gồm: Chiềng Ban, Cò Nòi, Mường Bon, Hát Lót, Mường Chanh. Cùng với việc hoàn thiện thiết chế văn hóa cơ sở, huyện đẩy mạnh các phong trào thi đua thực hiện tiêu chí văn hóa trong xây dựng nông thôn mới gắn với đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; đẩy mạnh các phong trào thi đua xây dựng bản, tiểu khu văn hóa, xây dựng quy ước, hương ước cộng đồng, đề ra những quy tắc chung trong việc giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh, không vi phạm pháp luật, bài trừ những hủ tục lạc hậu trong lễ cưới hỏi, ma chay và lễ hội...; toàn huyện hiện có 31,4% số bản, tiểu khu được công nhận danh hiệu văn hóa. 

Việc xã hội hóa đầu tư hệ thống cơ sở vật chất văn hóa, thể thao không chỉ giúp nâng cao hiệu quả đầu tư các thiết chế văn hóa, đáp ứng nhu cầu của người dân, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân các vùng khó khăn, mà còn góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.

Phan Trang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đổi thay ở Nặm Giắt

    Đổi thay ở Nặm Giắt

    Kinh tế -
    Về bản Nặm Giắt, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, những ngày này, chúng tôi hết sức ấn tượng bởi màu xanh của những đồi chè, vườn cà phê chín đỏ đang vào vụ thu hoạch. Nặm Giắt hôm nay đã có nhiều đổi thay, người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, mà đã biết cách lựa chọn các phương thức sản xuất phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế.
  • 'Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Xã hội -
    Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Châu đã triển khai hiệu quả chính sách tín dụng, giúp hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi. Đặc biệt, từ nguồn vốn vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho nhiều hộ dân ở nông thôn trên địa bàn.
  • 'Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số của ngành Kiểm sát Sơn La thời gian qua đã đạt kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và các hoạt động chuyên môn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.
  • 'Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Khoa Giáo -
    Trường THCS Ngọc Chiến, huyện Mường La, tập trung làm tốt công tác nấu ăn bán trú cho học sinh, góp phần duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục ở xã vùng III đặc biệt khó khăn.
  • 'Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Xã hội -
    Những năm qua, công tác khen thưởng của tỉnh không ngừng được đổi mới, bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch, coi trọng phát hiện, lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng, góp phần động viên cổ vũ kịp thời phong trào thi đua trên mọi lĩnh vực.