Thủ tướng đồng ý triển khai lập Hồ sơ di sản đối với 2 di sản văn hóa phi vật thể: Nghệ thuật Chèo Đồng bằng sông Hồng và Võ cổ truyền Bình Định, đệ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Ngày 19/10, nhằm trao quyền cho những nhà làm phim nữ mới bước chân vào sự nghiệp điện ảnh, Unesco, Đại sứ quán Canada và Đại sứ quán Thụy Sỹ tại Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo trực tuyến “In her voice”, với sự đồng hành của Hanoi Grapevine và Không gian Văn hóa và Sáng tạo Ơ Kìa Hà Nội.
Những ngày này, khi lúa mùa đang đà chín rộ, trên các cánh đồng đều có thể dễ dàng bắt gặp từng tốp người gặt, tuốt lúa nhộn nhịp, đông vui. Mỗi ngày, họ tập trung gặt lúa trên cánh đồng của một nhà, rồi chuyển từ nhà nọ sang nhà kia đến khi hết mùa gặt. Đây là hình thức đổi công được đồng bào các dân tộc miền núi duy trì qua các thế hệ, trở thành nét đẹp trong đời sống.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1703/QĐ-TTg ngày 12/10/2021 về việc kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo Trung ương phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".
Hướng tới kỷ niệm 67 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2021) và để công chúng có cái nhìn toàn diện hơn về sự đổi thay của cảnh quan Hồ Gươm trong những năm đầu thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) tổ chức Triển lãm “Hồ Gươm, giao lộ Đông -Tây” theo hình thức trực tuyến.
Đồng bào dân tộc Dao là một trong số ít các dân tộc thiểu số của Việt Nam có chữ viết riêng. Với dân tộc Dao, văn tự là nơi ghi lại tất cả vạn vật và sự thay đổi, biến chuyển của cuộc sống và con người. Bộ chữ nôm Dao truyền thống là một phần quan trọng không thể thiếu trong văn hóa, tín ngưỡng truyền đời của người Dao, là di sản quý giá, đại diện cho văn hóa cội nguồn dân tộc mà không gì thay thế được. Vậy nên, những người nặng lòng với văn hóa dân tộc vẫn đang không ngừng nỗ lực trong hành trình “hồi sinh” chữ nôm Dao, đưa bộ chữ truyền thống của dân tộc truyền lại cho thế hệ trẻ ngày nay.
Đồng bào dân tộc Dao là một trong số ít các dân tộc thiểu số của Việt Nam có chữ viết riêng. Với dân tộc Dao, văn tự là nơi ghi lại tất cả vạn vật và sự thay đổi, biến chuyển của cuộc sống và con người. Bộ chữ nôm Dao truyền thống là một phần quan trọng không thể thiếu trong văn hóa, tín ngưỡng truyền đời của người Dao, là di sản quý giá, đại diện cho văn hóa cội nguồn dân tộc mà không gì thay thế được. Vậy nên, những người nặng lòng với văn hóa dân tộc vẫn đang không ngừng nỗ lực trong hành trình “hồi sinh” chữ nôm Dao, đưa bộ chữ truyền thống của dân tộc truyền lại cho thế hệ trẻ ngày nay.
“Ngày Việt Nam tại Thụy Sĩ năm 2021” là chương trình lần đầu được tổ chức trực tuyến và phát sóng trên các nền tảng mạng xã hội từ 15 giờ đến 18 giờ (giờ Việt Nam) ngày 9/10, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thụy Sĩ.
Những năm qua, huyện Mường La luôn thực hiện tốt các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao đời sống gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống cho đồng bào La Ha trên địa bàn.
Đúng rằm tháng 8, chúng tôi có dịp về bản Nà Khoang, xã Mường Và (Sốp Cộp) chung vui Tết Khảu hó - một nghi lễ truyền thống mang đậm nét tín ngưỡng nông nghiệp của đồng bào dân tộc Lào.
Vừa có tài chỉ huy dàn nhạc, vừa có khả năng chơi điêu luyện các loại nhạc cụ của cả phương Đông và phương Tây, nhạc trưởng trẻ Đồng Quang Vinh (sinh năm 1984) được giới âm nhạc trong nước mệnh danh là sứ giả kết nối âm nhạc Việt Nam và thế giới. Anh là người đã dấn thân cống hiến để những nhạc cụ tre nứa dân tộc tưởng chừng đơn sơ, mộc mạc, cũng có thể diễn đạt âm nhạc hàn lâm một cách đầy ấn tượng và sáng tạo.
Việc dạy và học trực tuyến các loại hình nghệ thuật hay kỹ năng không phải mới lạ, nhưng giãn cách xã hội kéo dài ở nhiều địa phương do dịch Covid-19 thời gian qua khiến hoạt động này thêm phong phú, sôi động. Một số lớp học phi lợi nhuận trên các nền tảng số như học vẽ, thư pháp, học thêu hay cắm hoa... giúp nhiều người vừa được giải trí lành mạnh, vừa được tích lũy kiến thức, khám phá bản thân khi ở nhà phòng, chống dịch.
Những tháng ngày qua, cả nước căng mình chống đại dịch Covid-19 - kẻ thù cực kỳ nguy hiểm mà vô hình. Cuộc sống thường ngày vốn luôn sôi động bỗng trầm lặng xuống với không ít nỗi lo và sự ám ảnh, chờ đợi.
Tết Trung thu diễn ra vào ngày Rằm tháng 8 (âm lịch) hàng năm còn gọi là Tết trông trăng. Năm nay, trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 diễn ra khá phức tạp, thông qua hình thức trực tuyến, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội mong muốn truyền tải đến du khách những ý nghĩa quan trọng của ngày Tết Trung thu.
Dài hơn 50 phút, bộ phim tài liệu “Ranh giới” của chương trình VTV Đặc biệt đã khiến khán giả xúc động và ám ảnh bởi sự chân thực, mô tả cuộc chiến vô cùng khắc nghiệt của các nhân viên y tế trước căn bệnh khủng khiếp nhất hiện nay: Covid-19.
Thông tin từ Bảo tàng Lịch sử quốc gia cho biết, từ ngày 12/9, Câu lạc bộ Tình nguyện viên Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức chương trình tham quan miễn phí, với chủ đề “Theo dòng lịch sử: Văn hóa Đại Việt thời Lý - Trần”.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 2391/QĐ-BVHTTDL về Kế hoạch tuyên truyền, quảng bá ASEAN giai đoạn 2021-2025 của Bộ, triển khai Chương trình hành động của Chính phủ về tuyên truyền, quảng bá ASEAN.