Chữ Nôm Dao - giá trị cội nguồn của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao là một trong số ít các dân tộc thiểu số của Việt Nam có chữ viết riêng. Với dân tộc Dao, văn tự là nơi ghi lại tất cả vạn vật và sự thay đổi, biến chuyển của cuộc sống và con người. Bộ chữ nôm Dao truyền thống là một phần quan trọng không thể thiếu trong văn hóa, tín ngưỡng truyền đời của người Dao, là di sản quý giá, đại diện cho văn hóa cội nguồn dân tộc mà không gì thay thế được. Vậy nên, những người nặng lòng với văn hóa dân tộc vẫn đang không ngừng nỗ lực trong hành trình “hồi sinh” chữ nôm Dao, đưa bộ chữ truyền thống của dân tộc truyền lại cho thế hệ trẻ ngày nay.

                                 

Nghệ nhân ưu tú Bàn Văn Đức - người biên soạn bộ sách giáo khoa của dân tộc Dao.

           

Dân tộc Dao ở Sơn La thuộc nhóm Dao Tiền và Dao Đỏ, sinh sống chủ yếu ở Mộc Châu, Vân Hồ, Bắc Yên và Phù Yên, chiếm khoảng 2,5% dân số cả tỉnh. Theo các cụ cao niên, chữ nôm của dân tộc Dao ra đời từ cách đây hàng nghìn năm, được xây dựng từ các ký tự Hán dùng để phiên âm và ghi lại tiếng nói của dân tộc. Nhờ có chữ viết riêng mà từ xa xưa, dân tộc Dao đã có hệ thống nguồn tư liệu quý giá với hàng chục cuốn văn tự có giá trị lớn về mặt lịch sử, văn hóa. Trong đó có 2 bộ sách lớn nhất là: Bộ sách giáo khoa, dùng cho việc dạy học gồm 15 cuốn, chia thành 3 phần với nội dung truyền dạy về lịch sử dân tộc, giáo dục đạo đức, triết lý nhân sinh; Bộ “tôm dung sâu” (trường ca) viết về thuở khai thiên lập địa, lưu lại các tích truyện của người Dao, các bài ca dao, dân ca về tình yêu đôi lứa, kinh nghiệm sản xuất. Ngoài ra còn có rất nhiều quyển sách khác kể về các câu chuyện cổ, câu đối, lời răn, lịch vạn sự, bài hát cúng, các bài hát trong đám tang hay đám cưới, các bài thuốc dân gian, truyền nghề...

           

Hiện nay, tại các bản đồng bào dân tộc Dao chỉ còn số ít những vị cao niên, già làng am hiểu và thuần thục chữ nôm Dao, chữ viết cũng dần bị mai một trước sự thay đổi của thời đại. Để bảo tồn vốn tri thức quý giá của dân tộc, không ít già làng, người có uy tín trong cộng đồng người Dao tại các bản đã liên kết, mở lớp dạy chữ nôm Dao. Trong đó, phải kể đến người có nhiều đóng lớn là ông Bàn Văn Đức, nghệ nhân ưu tú dân tộc Dao ở tiểu khu Sao Đỏ 1, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ. Ông là người dân tộc Dao đầu tiên tại Sơn La biên soạn bộ sách giáo khoa 15 cuốn dùng cho dạy học, cũng là người giảng dạy trực tiếp tại các lớp học chữ nôm Dao hơn 10 năm nay. Ông Đức trăn trở: Mong muốn lớn nhất của tôi là tất cả những ai là con cháu dân tộc Dao thì sẽ biết tiếng Dao và có nhiều người am hiểu, thông thạo chữ nôm Dao để văn hóa dân tộc được tiếp tục gìn giữ.

           

Từ năm 2010 đến nay, đã có gần 20 lớp học chữ nôm Dao được mở tại các bản dân tộc Dao thuộc huyện Mộc Châu, Vân Hồ. Hiện nay vẫn đang duy trì mỗi năm 2 lớp tại các cụm bản có dân tộc Dao sinh sống, mỗi lớp có từ 30-60 học viên độ tuổi từ 10 đến 70 tuổi theo học. Cách đây hơn 10 năm, những lớp học chữ nôm Dao chỉ được ông Bàn Văn Đức dạy miễn phí vào buổi tối, thì nay các lớp học được tổ chức bài bản hơn, có thêm 2 “giảng viên” cùng với ông Đức tham gia giảng dạy trực tiếp. Mỗi lớp học 2 ngày/tuần, mỗi khóa học kéo dài 1,5 năm với 400 tiết học. Học viên tự nguyện đóng góp kinh phí phục vụ việc in sao tài liệu và chi trả các chi phí phục vụ học tập.

           

Ông Tặng Quốc Khánh, xã Tân Lập (Mộc Châu) chia sẻ: Theo học lớp dạy chữ Nôm Dao, các học viên không chỉ được học chữ viết mà còn được truyền dạy cả văn hóa truyền thống của dân tộc. Với vai trò là trưởng họ thì điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì thông thạo chữ viết dân tộc giúp tôi có thể tự nghiên cứu các văn tự người Dao, hiểu về nghi lễ, phong tục để răn dạy con cháu gìn giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.

           

Trước đây, trong đồng bào dân tộc Dao chỉ có nam giới mới được học chữ, nhưng ngày nay, dù nam hay nữ, già hay trẻ đều có thể đăng ký và theo học các lớp dạy chữ nôm Dao. Ngoài các lớp dạy chữ viết, các lớp học dân ca Dao cũng được tổ chức song song vào buổi tối với phần lớn học viên là phụ nữ. Nhờ vậy, không chỉ chữ viết mà văn hóa truyền thống của dân tộc cũng đang được bà con dân tộc Dao các bản nỗ lực gìn giữ và phát huy.

Thanh Đào
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Mộc Châu là huyện trọng điểm về phát triển du lịch, công tác bảo đảm phòng chống cháy nổ trên địa bàn luôn được Công an huyện quan tâm, triển khai nhiều biện pháp, gắn với tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy.
  • 'Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Khoa Giáo -
    Với phương châm “Lấy trẻ làm trung tâm” giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, Trường Mầm non Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
  • 'Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Xã hội -
    Bằng nhiều hoạt động thiết thực, những năm qua, các cấp hội chữ thập đỏ trên địa bàn huyện Thuận Châu đã phát huy vai trò nòng cốt, là “cầu nối” trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo, khơi dậy lòng nhân ái trong cộng đồng, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương.
  • 'Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Sức khỏe -
    Đến với Trạm Y tế xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, chúng tôi ấn tượng với cơ sở vật chất được đầu tư khang trang sạch đẹp, khuôn viên rộng rãi; phòng khám, điều trị được bố trí thuận tiện, có biển chỉ dẫn rõ ràng; y, bác sĩ tận tình thăm khám cho nhân dân.
  • 'Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Cải cách hành chính -
    Thực hiện phương châm tăng cường công khai giải quyết thủ tục hành chính trên cả 3 phương diện: Thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết, phí và lệ phí, tỉnh Sơn La đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, nhiều thủ tục hành chính được rút gọn, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
  • 'Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Huyện Phù Yên có dân số trên 121 nghìn người, chủ yếu sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc thu hút, mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện được Bảo hiểm xã hội huyện phối hợp với các cơ quan, tổ chức đoàn thể tuyên truyền để người dân hiểu rõ mục đích, quyền lợi và lựa chọn mức đóng phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân, gia đình.