Người lưu giữ nét văn hóa dân tộc trong tranh vẽ

Nhắc đến họa sỹ Kà Kha Sam, dân tộc Khơ Mú, giới hội họa trong tỉnh và khu vực đều biết đến. Ông là một trong số ít người dân tộc thiểu số thành đạt trong lĩnh vực hội họa. Những tác phẩm hội họa của ông đều lưu giữ nét đẹp văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Bắc.

                                 

Họa sỹ Kà Kha Sam bên bức họa.

           

Trong ngôi nhà xây khang trang bên Hồ Sanh, tổ 4, phường Tô Hiệu (Thành phố), ông Kà Kha Sam kể cho chúng tôi về cơ duyên đến với chuyên ngành hội họa. Ông nói: Quê tôi ở bản Pi Toong, thị trấn Ít Ong, huyện Mường La. Lúc còn nhỏ, tôi học ở Trường thiếu nhi dân tộc. Do có năng khiếu hội họa, năm 1959 tôi được cho về Hà Nội học Trường trung cấp Mỹ thuật, năm 1963, tốt nghiệp về làm việc tại Ty Văn hóa (nay là Sở Văn, Thể thao và Du lịch). Một năm sau, tôi thi đỗ vào Trường đại học Mỹ thuật Hà Nội. Đang học năm thứ 3, tôi tình nguyện đi bộ đội tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam. Năm 1970, tôi xuất ngũ, trở về công tác tại Ty Văn hóa Sơn La, được phân công nhiệm vụ trang trí cho Đoàn Ca múa tỉnh.

           

Sau một thời gian công tác, ông trở lại Trường đại học Mỹ thuật để học tiếp. Ông được nhà trường đặc cách làm bài tốt nghiệp với tác phẩm “Uống rượu cần”, đỗ tốt nghiệp thủ khoa. Hiện tác phẩm đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Về Sơn La, ông tái ngũ, được phân công về Đoàn Ca múa Quân khu Tây Bắc thực hiện nhiệm vụ trang trí sân khấu và phục trang cho diễn viên. Sau năm 1975, ông về Ty Văn hóa công tác; đến năm 2006, về Trường Văn hóa nghệ thuật và Du lịch tỉnh dạy vẽ, sau đó nghỉ chế độ hưu trí.

           

Năm nay, ông Kà Kha Sam đã 76 tuổi, nhưng vẫn tích cực hoạt động nghệ thuật; tham gia những chuyến đi thực tế đến các huyện vùng sâu, vùng xa do Hội Liên hiệp VHNT tỉnh tổ chức. Tham gia các cuộc triển lãm của tỉnh, triển lãm mỹ thuật Tây Bắc - Việt Bắc. Bằng lối vẽ tút tát, mảng khối, màu sắc tương phản, hình khối sống động, đường nét đậm chắc khỏe, đề tài chủ yếu về văn hóa của các dân tộc Tây Bắc. Các nhân vật trong tranh được ông cách điệu hóa cao, với những chất liệu chủ yếu là sơn dầu, Acrilic, trong đó có các tác phẩm: Lên nhà mới; Lễ hội được mùa; Chị em; Bản Thái xưa; Đợi khách; Chiều bên suối...

           

Chia sẻ về nghề, ông nói: Để thể hiện một tác phẩm, tính từ khi lấy tư liệu, xây dựng ý tưởng, phác thảo chì nhỏ, tìm màu rồi phóng to, cách điệu nhân vật, đến thể hiện tác phẩm khoảng từ 1-2 tháng thì hoàn thành.

           

Tranh của ông mộc mạc, thô ráp, nhưng trong trẻo hồn nhiên đáng quý như chính cuộc sống con người Tây Bắc. Hội họa Kà Kha Sam là hồn vía bản làng quê ông, chính vì thế mà bố cục, màu sắc các tác phẩm dù chất liệu sơn dầu hay bột màu... đều mang vẻ nguyên sơ, hồn hậu. Năm 1977 được nước bạn Bungari mời đích danh, ông đã mang một số bức tranh sang vừa bán vừa tặng. Tranh của ông còn có ở các bộ sưu tập bên nước Ý, Nhật, Pháp, Anh...

           

Thời còn đương nhiệm, trong vai trò là Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Sở Văn hóa - Thông tin Sơn La, ông vẫn dành thời gian cho hội họa. Hai lần triển lãm riêng ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, Hà Nội, là mốc đánh dấu trong sự nghiệp sáng tác của ông.

           

Trong các bức tranh của ông là những mái nhà sàn, khâu cút, dòng sông, con suối, cánh rừng đại ngàn, trang phục truyền thống, nét sinh hoạt xưa, những trò chơi dân gian... Họa sỹ Kà Kha Sam đã và đang lưu giữ nét văn hóa dân tộc Tây Bắc thông qua những tác phẩm hội họa.

           

Ông Sam không nhớ mình đã vẽ được bao nhiêu bức tranh. Các năm: 2001, 2003, 2004, 2007, ông được tặng thưởng triển lãm Mỹ thuật khu vực Tây Bắc - Việt Bắc, Hội Mỹ thuật Việt Nam. Ông có nhiều tác phẩm đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Hiện, ông là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, hội viên Hội VHNT thiểu số Việt Nam, hội viên Hội VHNT tỉnh.

Lò Luận
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Mộc Châu là huyện trọng điểm về phát triển du lịch, công tác bảo đảm phòng chống cháy nổ trên địa bàn luôn được Công an huyện quan tâm, triển khai nhiều biện pháp, gắn với tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy.
  • 'Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Khoa Giáo -
    Với phương châm “Lấy trẻ làm trung tâm” giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, Trường Mầm non Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
  • 'Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Xã hội -
    Bằng nhiều hoạt động thiết thực, những năm qua, các cấp hội chữ thập đỏ trên địa bàn huyện Thuận Châu đã phát huy vai trò nòng cốt, là “cầu nối” trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo, khơi dậy lòng nhân ái trong cộng đồng, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương.
  • 'Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Sức khỏe -
    Đến với Trạm Y tế xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, chúng tôi ấn tượng với cơ sở vật chất được đầu tư khang trang sạch đẹp, khuôn viên rộng rãi; phòng khám, điều trị được bố trí thuận tiện, có biển chỉ dẫn rõ ràng; y, bác sĩ tận tình thăm khám cho nhân dân.
  • 'Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Cải cách hành chính -
    Thực hiện phương châm tăng cường công khai giải quyết thủ tục hành chính trên cả 3 phương diện: Thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết, phí và lệ phí, tỉnh Sơn La đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, nhiều thủ tục hành chính được rút gọn, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
  • 'Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Huyện Phù Yên có dân số trên 121 nghìn người, chủ yếu sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc thu hút, mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện được Bảo hiểm xã hội huyện phối hợp với các cơ quan, tổ chức đoàn thể tuyên truyền để người dân hiểu rõ mục đích, quyền lợi và lựa chọn mức đóng phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân, gia đình.