Ngày 28/11, Bảo tàng tỉnh Sơn La đã tổ chức Chương trình giáo dục trải nghiệm tái hiện Lễ Hết Chá của đồng bào dân tộc Thái trắng, bản Áng, xã Đông Sang (Mộc Châu).
Tại trụ sở của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ở Geneva (Thụy Sĩ), ngày 17/11, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Geneva đã trao Văn kiện nộp lưu việc Việt Nam gia nhập Hiệp ước WIPO về quyền tác giả (WCT) cho Tổng Giám đốc WIPO Daren Tang, Cơ quan lưu chiểu theo quy định của Hiệp ước.
Ngày 25/11, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và Báo Thiếu niên Tiền phong & Nhi đồng tổ chức Lễ Tổng kết trao giải cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 50 (năm 2021).
Tiếng đàn tính trầm bổng hòa cùng tiếng sáo réo rắt, tiếng chiêng rộn ràng của Câu lạc bộ văn hóa dân tộc Thái, níu chúng tôi ở lại nhà văn hóa tổ 3, phường Chiềng An (Thành phố). Thành lập tháng 9/2021, Câu lạc bộ có 43 thành viên, người cao tuổi nhất đã ngoài 70, ít tuổi nhất vừa tròn 18; người biết “khắp”, người giỏi đàn tính, thổi sáo, người giỏi xòe... Họ gắn kết với nhau, cùng tìm hiểu và tập luyện những làn điệu dân ca, dân vũ, vừa thỏa mãn niềm đam mê văn nghệ, vừa gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.
Thông tin từ Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò cho biết, nhân kỷ niệm 75 năm ngày Toàn quốc Kháng chiến (19/12/1946 - 19/12/2021) và 77 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2021), khu di tích tổ chức Trưng bày “Lời thề quyết tử”.
Đến với xã vùng cao Hang Chú, huyện Bắc Yên, ấn tượng với chị em phụ nữ dân tộc Mông không chỉ gìn giữ và truyền dạy nghề se lanh, dệt vải, thêu thùa mà còn sáng tạo, cách tân bộ trang phục sao cho phù hợp, thuận tiện trong đời sống sinh hoạt, lao động và sản xuất.
Sơn La - vùng đất có nền văn hóa đa dạng, phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc; là nơi hội tụ, sinh sống từ lâu đời của 12 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có một kho tàng di sản văn hóa đặc sắc mang sắc thái riêng. Trong suốt quá trình lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, nhân dân các dân tộc Sơn La đã luôn đoàn kết, kiên cường, anh dũng trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Những giá trị tinh thần quý báu đó đã được truyền qua bao thế hệ con người Sơn La, được hun đúc và trở thành truyền thống tốt đẹp của văn hóa, con người Sơn La.
Sơn La - vùng đất có nền văn hóa đa dạng, phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc; là nơi hội tụ, sinh sống từ lâu đời của 12 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có một kho tàng di sản văn hóa đặc sắc mang sắc thái riêng. Trong suốt quá trình lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, nhân dân các dân tộc Sơn La đã luôn đoàn kết, kiên cường, anh dũng trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Những giá trị tinh thần quý báu đó đã được truyền qua bao thế hệ con người Sơn La, được hun đúc và trở thành truyền thống tốt đẹp của văn hóa, con người Sơn La.
Đồng bào Mường ở Phù Yên có các làn điệu dân ca, các lễ hội truyền thống, trong đó có Lễ hội Mợi được tổ chức vào dịp đầu xuân, mong ước tạo không khí phấn khởi để bước vào vụ sản xuất mới thắng lợi, mùa màng bội thu.
Mộc Châu không chỉ thu hút khách du lịch bởi khí hậu mát mẻ, cảnh đẹp nên thơ, mà còn từ văn hóa đặc sắc của cư dân bản địa. Đó là những nếp nhà sàn truyền thống, văn hóa ẩm thực dân tộc, các điệu múa dân gian, lễ hội... trong đó, không thể không nhắc đến nghệ thuật múa khèn Mông, món ăn tinh thần luôn ấn tượng với du khách khi đến với cao nguyên Mộc Châu.
Mộc Châu không chỉ thu hút khách du lịch bởi khí hậu mát mẻ, cảnh đẹp nên thơ, mà còn từ văn hóa đặc sắc của cư dân bản địa. Đó là những nếp nhà sàn truyền thống, văn hóa ẩm thực dân tộc, các điệu múa dân gian, lễ hội... trong đó, không thể không nhắc đến nghệ thuật múa khèn Mông, món ăn tinh thần luôn ấn tượng với du khách khi đến với cao nguyên Mộc Châu.
“Vũ điệu kết đoàn” – tác phẩm hiệu triệu tình đoàn kết dân tộc do đồng chí Tòng Thị Phóng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội sáng tác đã và đang được phổ biến, lan tỏa sâu rộng bằng nhiều hình thức, trong đó có hoạt động tập huấn, truyền dạy cho các diễn viên, hạt nhân văn nghệ trên địa bàn tỉnh.
Mường Vạt là tên gọi cổ của vùng đất Yên Châu khi mới hình thành, là nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc Thái đen với nhiều phong tục, tập quán gắn liền với mẹ đất, mẹ nước, mẹ cây, là nơi “Con gái biết thêu thùa dệt vải, biết nấu các món ăn của dân tộc mình; con trai giỏi đan lát, biết làm pí pặp, khèn bè”.
Những năm qua, bản sắc văn hóa dân tộc luôn được đồng bào Dao Tiền ở bản Suối Lìn, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ quan tâm gìn giữ, với nhiều nghi lễ, phong tục, tập quán. Nổi bật là nghi lễ truyền thống trong đám cưới có nét đặc trưng, độc đáo và mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2019.
Những năm qua, bản sắc văn hóa dân tộc luôn được đồng bào Dao Tiền ở bản Suối Lìn, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ quan tâm gìn giữ, với nhiều nghi lễ, phong tục, tập quán. Nổi bật là nghi lễ truyền thống trong đám cưới có nét đặc trưng, độc đáo và mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2019.
Nhà văn hóa bản là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, học tập cộng đồng và các cuộc họp của bản. Dẫu vậy, nhiều năm qua, xã Mường É, huyện Thuận Châu mới có 2/19 bản có nhà văn hóa được xây dựng; số còn lại hầu hết là nhà tạm, đã xuống cấp, diện tích nhỏ hẹp, không đáp ứng được nhu cầu của nhân dân; thậm chí có bản chưa có nhà văn hóa.
Nhà văn hóa bản là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, học tập cộng đồng và các cuộc họp của bản. Dẫu vậy, nhiều năm qua, xã Mường É, huyện Thuận Châu mới có 2/19 bản có nhà văn hóa được xây dựng; số còn lại hầu hết là nhà tạm, đã xuống cấp, diện tích nhỏ hẹp, không đáp ứng được nhu cầu của nhân dân; thậm chí có bản chưa có nhà văn hóa.
“Hệ giá trị” không hẳn là khái niệm độc lập, mà là cách gọi nhằm để chỉ một tập hợp của những giá trị của một cộng đồng nhất định. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng các hệ giá trị cốt lõi, năm 2014, việc xây dựng và hoàn thiện hệ giá trị văn hóa và con người Việt Nam đã được đặt ra tại Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.
Nghi lễ Kin Pang Then của đồng bào dân tộc Thái trắng Sơn La đã được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2020. Hiện, nghi lễ Kin Pang Then đang được nghệ nhân Hoàng Văn Quyết, bản Lạn Quỳnh, xã Chiềng Lương (Mai Sơn) duy trì và truyền dạy cho thế hệ trẻ, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.