Tết Nguyên đán là ngày lễ lớn của dân tộc Việt Nam, nhiều trường mầm non trên địa bàn thành phố Sơn La đã tổ chức các hoạt động trải nghiệm, để học sinh hiểu hơn về ngày Tết cổ truyền, góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống.
Nằm trong chương trình Hội chợ hoa xuân 2022 do UBND Thành phố tổ chức, từ ngày 26 đến 30/1, tại Khu đô thị Picenza, bản Cọ, thành phố Sơn La đã diễn ra Không gian văn hóa truyền thống.
Thực hiện Kế hoạch số 08-KH/BTCTW ngày 25 tháng 3 năm 2021 của Ban Tổ chức Trung ương về Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm Vàng) lần thứ VI năm 2021, Quyết định 367-QĐ/TU ngày 03/3/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thành lập Ban Chỉ đạo Giải Báo chí về xây dựng Đảng. Hội Nhà báo tỉnh với chức năng nhiệm vụ được giao là cơ quan thường trực giải, đã phối hợp với thủ trưởng cơ quan báo chí địa phương và Trung ương đóng trên địa bàn; chỉ đạo các chi hội, hội viên nhà báo, các thông tin viên, cộng tác viên chuyên mục của các đơn vị, lực lượng vũ trang, tổ chức phát động, triển khai, tập trung sáng tạo tác phẩm, phản ánh toàn diện công tác xây dựng Đảng và thu được nhiều kết quả tốt đẹp.
Cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, thành phố Sơn La chú trọng xây dựng và nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân. Thông qua phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đã thu hút sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, tạo bước chuyển tích cực trong xây dựng nếp sống văn minh, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Sinh ra và lớn lên ở tiểu khu 1, thị trấn Ít Ong, huyện Mường La, chị Lương Mỹ Hạnh tham gia sáng tác khá muộn. Năm 2016, mới thử sức với những vần thơ đầu tiên, nhưng chỉ một năm sau chị đã có thơ in trên Tạp chí Suối Reo của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Sơn La và một số tờ báo văn nghệ tỉnh bạn. Điều này đã khích lệ chị tiếp tục sáng tác những vần thơ giàu cảm xúc về tình yêu cuộc sống, con người, thiên nhiên.
Ngày 18/1, đồng chí Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 93/QĐ-TTg, xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt đối với 5 di tích, trong đó có Di tích lịch sử Khu căn cứ cách mạng Việt Nam - Lào, tại bản Lao Khô 1, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu.
Chúng tôi về bản Suối Khang, xã Suối Tọ đúng dịp các tổ chức đoàn thể triển khai các hoạt động vui xuân cho nhân dân trong bản. Trong tiết trời se lạnh của những ngày cuối năm âm lịch, trên khắp các bản làng của xã vùng cao Suối Tọ, huyện Phù Yên, không khí đón chào mới thật rộn ràng.
Ném pao (pó po) là trò chơi dân gian truyền thống, đặc sắc của đồng bào dân tộc Mông ở Tây Bắc nói chung và ở Sơn La nói riêng. Ném pao thường được tổ chức trong ngày tết, ngày lễ, các lễ hội truyền thống, những dịp vui của bản. Quả pao được xem là sự gửi gắm ước vọng hạnh phúc của tình yêu đôi lứa.
Ném pao (pó po) là trò chơi dân gian truyền thống, đặc sắc của đồng bào dân tộc Mông ở Tây Bắc nói chung và ở Sơn La nói riêng. Ném pao thường được tổ chức trong ngày tết, ngày lễ, các lễ hội truyền thống, những dịp vui của bản. Quả pao được xem là sự gửi gắm ước vọng hạnh phúc của tình yêu đôi lứa.
Vùng đất Sơn La là nơi hội tụ sinh sống từ lâu đời của 12 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có một kho tàng di sản văn hoá mang sắc thái riêng và hết sức quý giá, đã tạo nên cho Sơn La những giá trị văn hoá độc đáo, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.
Thành phố Sơn La có 12 dân tộc cùng sinh sống; trong đó, dân tộc Thái chiếm trên 52% dân số. Nét đẹp văn hóa dân tộc Thái dù trải qua thời gian, giao thoa giữa các dân tộc và tốc độ phát triển của đô thị hoá, nhưng bản sắc văn hoá của đồng bào dân tộc Thái vẫn được lưu giữ với bản sắc riêng.
Những năm qua, cùng với việc dạy kiến thức văn hóa, chăm lo đời sống vật chất cho học sinh, các trường nội trú trong tỉnh còn tổ chức nhiều hoạt động phong trào để giúp các em giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc mình. Toàn tỉnh hiện có 11 trường phổ thông dân tộc nội trú tại 11 huyện và Trường PTDT nội trú tỉnh, với trên 5.000 học sinh các dân tộc: Kháng, Khơ Mú, Mông, La Ha, Xinh Mun, Thái, Tày.
Những năm qua, cùng với việc dạy kiến thức văn hóa, chăm lo đời sống vật chất cho học sinh, các trường nội trú trong tỉnh còn tổ chức nhiều hoạt động phong trào để giúp các em giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc mình. Toàn tỉnh hiện có 11 trường phổ thông dân tộc nội trú tại 11 huyện và Trường PTDT nội trú tỉnh, với trên 5.000 học sinh các dân tộc: Kháng, Khơ Mú, Mông, La Ha, Xinh Mun, Thái, Tày.
Ngày 22/12/2021 vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 3404/QÐ-BVHTTDL phê duyệt đề án "Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021-2030". Ðây là một hoạt động thiết thực nhằm thể chế hóa chủ trương, chính sách, pháp luật của Ðảng, Nhà nước về công tác dân tộc nhằm bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc trong cộng đồng.
Không chỉ được biết đến với những rừng ban trắng, hoa mận, hoa đào đua nhau khoe sắc khi tiết trời vào xuân, Tây Bắc còn níu chân bao du khách bởi những điệu xòe trong men say rượu cần. Bao đời nay, đồng bào dân tộc Thái đen huyện Yên Châu luôn tạo cho mình một cuộc sống thanh bình, tay trong tay cùng những nhịp xòe để ăn mừng mỗi dịp tết đến xuân về, mừng mùa màng bội thu, mừng nhà mới, đón dâu, đón khách... Xòe không đơn thuần là bài hát, điệu múa, xòe còn là ngôn ngữ để giãi bày tâm tư tình cảm của mọi người. Trước đây, đồng bào dân tộc Thái Yên Châu gọi múa xòe là “xe”, người xòe gọi là “xao xe” (gái xòe) và truyền nhau câu hát: “Không xòe thì hoa không nở/ Không xòe thì người không vui”.
Khác với một số dân tộc ở vùng Tây Bắc, người dân tộc H’Mông ở xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, Sơn La thường đón Tết sớm hơn 1 tháng. Phong tục đón Tết của đồng bào H’Mông cũng có nhiều nét độc đáo, trong đó có phong tục vào ngày mùng một Tết Dương lịch, khi tiếng gà gáy đầu tiên cất lên cũng là lúc những người đàn ông dân tộc H’Mông dậy sớm nhất nhà để làm những việc quan trọng trong gia đình.
Cùng với đồng bào dân tộc Mông ở các địa phương khác trong tỉnh, ngoài giã bánh dày vào dịp tết cổ truyền hàng năm, đồng bào dân tộc Mông ở các xã vùng cao của huyện Mường La còn giã bánh dày vào dịp tết Độc lập, cưới hỏi, mừng nhà mới... Bánh dày dẻo, thơm, đậm đà là món ăn đãi khách quý, là nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông nơi đây.
Trong 5 ngày (từ 26 đến 30/12), tại bản Co Trai, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh đã phối hợp với Trung tâm Truyền thông - Văn hóa huyện Mai Sơn tổ chức lớp tập huấn truyền dạy nhạc cụ dân tộc Khơ Mú cho 16 hạt nhân văn nghệ dân tộc Khơ Mú của bản Co Trai.
Đồng bào dân tộc Mông ở Sơn La có nhiều phong tục tập quán phong phú, đặc sắc, trong đó, có Tết cổ truyền diễn ra vào ngày 30/11 âm lịch hàng năm. Đây là thời điểm mùa vụ thu hoạch xong, thời tiết thuận lợi.
Đồng bào dân tộc Mông ở Sơn La có nhiều phong tục tập quán phong phú, đặc sắc, trong đó, có Tết cổ truyền diễn ra vào ngày 30/11 âm lịch hàng năm. Đây là thời điểm mùa vụ thu hoạch xong, thời tiết thuận lợi.