Vùng đất Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai giàu truyền thống văn hóa của đồng bào dân tộc Thái trắng, gắn với sự tích về nữ tướng nàng Han và những lễ hội cổ truyền đặc sắc.
Văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc đều mang tính lưu truyền qua nhiều thế hệ, với những hình thức truyền miệng, truyền vai, truyền tay. Đó là những di sản văn hóa phi vật thể từ tiếng nói, chữ viết cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán..., mang giá trị lớn lao về văn hóa - lịch sử của mỗi dân tộc mà gia đình chính là những hạt nhân kết nối, lưu truyền những di sản vô giá ấy.
Ngày 16/9, Bảo tàng tỉnh tổ chức Hoạt động giáo dục trải nghiệm “nghệ thuật xòe Thái, nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục truyền thống của dân tộc Mông”.
Huyện Phù Yên có tới 27 xã, thị trấn, nhiều xã xa trung tâm từ 60-70km; từ vùng lòng hồ đến các xã vùng cao đường đi lại khó khăn, nhưng đội ngũ những người làm công tác tuyên truyền lưu động của Trung tâm Truyền thông - Văn hóa huyện luôn nhiệt tình, hăng say với công việc, đem văn hóa tinh thần đến bản mường.
Được ví như “bảo bối”, nắm giữ “túi khôn” của dân tộc mình, những nghệ nhân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, lưu giữ, truyền dạy bản sắc văn hóa dân tộc cho các thế hệ mai sau.
Cách trung tâm xã Phổng Lập, huyện Thuận Châu 2 km, bản Lùa có 82 hộ dân đồng bào dân tộc Thái. Những năm qua, bà con luôn lưu giữ nghề truyền thống mây tre đan đã có từ lâu đời.
Những năm qua, việc tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh được các cơ quan chức năng, trường học trong tỉnh tập trung đổi mới nội dung, phương pháp. Qua đó, trang bị cho các em kiến thức cơ bản về quá trình hình thành, phát triển của địa phương; góp phần nâng cao tình yêu quê hương, đất nước cho thế hệ trẻ.
Ngày 11/9, Bảo tàng tỉnh khai giảng lớp truyền dạy kỹ thuật in hoa văn sáp ong và thêu hoa văn trên trang phục của đồng bào dân tộc Mông cho học sinh Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Sơn La.
Xã vùng cao Co Mạ, huyện Thuận Châu, có 19 bản, với trên 1.400 hộ; trong đó, trên 90% là dân tộc Mông Đơ (Mông trắng). Dù cuộc sống hiện đại với nhiều loại thời trang mới, nhưng những bộ váy áo truyền thống của phụ nữ dân tộc Mông ở xã Co Mạ vẫn giữ được nét đặc sắc riêng có từ bao đời nay.
Dân tộc Mường chiếm 8,4% dân số toàn tỉnh, cư trú chủ yếu vùng dọc sông Đà ở các huyện Phù Yên, Bắc Yên, Mộc Châu và Mai Sơn. Văn hóa của đồng bào dân tộc Mường đa dạng, phong phú, nhất là những loại nhạc cụ âm nhạc độc đáo được gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Sau 2 ngày diễn ra với chuỗi hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao sôi nổi, đặc sắc, chiều ngày 3/9, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La đã tổ chức bế mạc Lễ hội mừng cơm mới năm 2023.
Trong khuôn khổ Lễ hội mừng cơm mới xã Ngọc Chiến, huyện Mường La năm 2023, một trong những hoạt động được nhiều du khách và nhân dân mong đợi nhất, đó là cuộc thi “Hoàng tử trâu”, bởi trước đó, chưa từng có nơi nào tổ chức cuộc thi này.
Kho tàng văn học dân gian các dân tộc ở Sơn La vô cùng phong phú, đa dạng, nhiều tác phẩm đã được đưa vào chương trình giáo dục văn học phổ thông. Các hội viên Chi hội Văn nghệ dân gian tỉnh dành nhiều tâm huyết với văn hóa truyền thống, dày công nghiên cứu, dịch thuật, bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian.
Điển hình của huyện Phù Yên về phát triển phong trào văn nghệ quần chúng với nhiều hoạt động có chiều sâu là xã Huy Thượng, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư.
Những năm qua, Hội LHPN huyện Mai Sơn đã tuyên truyền, vận động hội viên tham gia phát triển kinh tế, xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; đặc biệt, tích cực tham gia bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Tỉnh ta có 12 dân tộc cùng sinh sống, với nhiều phong tục đặc sắc. Trong đó, lễ cưới hỏi với các nghi thức, thủ tục, đồ sính lễ được bà con coi trọng và chuẩn bị kỹ lưỡng, chứa đựng nhiều nét văn hóa truyền thống.
Lễ hội truyền thống là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của mỗi dân tộc, là điểm nhấn đặc sắc để thu hút du khách thì các lễ hội ngành nghề lại mang những đặc trưng riêng đáp ứng xu thế phát triển hiện đại. Tại Sơn La, những lễ hội về trái cây, mùa hoa ở Sơn La đang trở thành một phần không thể thiếu, là dịp để quảng bá mạnh mẽ về thế mạnh của nông sản và du lịch Sơn La.
Ngày 27/8, tại Đình Chu, bản Chiềng Hạ, UBND xã Quang Huy, huyện Phù Yên đã tổ chức Lễ hội Tết Xíp xí cổ truyền dân tộc Thái Trắng năm 2023. Dự Lễ hội có các đồng chí: Đinh Công Sỹ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc Hội; Vi Đức Thọ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Cầm Ngọc Minh, Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh; Thường trực Huyện ủy, UBND huyện Phù Yên.