Đồng bào dân tộc Mông Co Mạ giữ gìn trang phục truyền thống

Xã vùng cao Co Mạ, huyện Thuận Châu, có 19 bản, với trên 1.400 hộ; trong đó, trên 90% là dân tộc Mông Đơ (Mông trắng). Dù cuộc sống hiện đại với nhiều loại thời trang mới, nhưng những bộ váy áo truyền thống của phụ nữ dân tộc Mông ở xã Co Mạ vẫn giữ được nét đặc sắc riêng có từ bao đời nay.

Trang phục của phụ nữ dân tộc Mông ở Co Mạ có áo, mũ, dây lưng, quần, yếm. Điểm nổi bật trong bộ trang phục là áo thường hở cổ khá rộng và được cài bằng một nút duy nhất ở tầm bụng, tạo thành hình chữ “V”. Viền cổ áo được thêu hoặc ghép vải khác màu nên phụ nữ Mông thường mặc thêm áo trắng bên trong. Đằng sau vai áo có yếm rộng được thêu cầu kỳ với những hoa văn có màu sắc rực rỡ. Họa tiết ở phần ống tay áo ghép bằng vải màu đen và xanh, mỗi một ống sẽ ghép từ 25 mảnh màu xanh, vải hoa lên trên nền vải đen, giống như những thửa ruộng bậc thang. 

Phụ nữ bản Co Mạ, xã Co Mạ hoàn thiện dây lưng trong bộ trang phục Mông
Phụ nữ dân tộc Mông Co Mạ duyên dáng với bộ trang phục truyền thống.

Việc thêu dây lưng là phần việc quan trọng và tốn nhiều thời gian nhất, đòi hỏi sự khéo tay, chăm chỉ và cũng là tiêu chí đánh giá tài năng, phẩm hạnh của phụ nữ Mông. Bà Vừ Thị Thào, bản Co Mạ, kể: Trước đây, chưa có sẵn chỉ, vải như bây giờ, chúng tôi phải lên rừng kiếm cây đừa về bóc vỏ, rồi luộc đến khi vỏ chuyển sang màu trắng, sau đó mang giã cho tơi, phơi khô, rồi tách thành từng sợi và đưa lên khung dệt. Khi ấy chỉ có một màu nhuộm duy nhất là màu xanh than từ nhựa của cây “gà”, nên dây lưng lúc đó chỉ có 2 màu xanh và trắng đan xen nhau, với họa tiết hình tròn xoắn ốc. Đến nay, người Mông vẫn lưu giữ những họa tiết cổ, đó là hình tròn xoắn ốc, tượng trưng cho sự no đủ và thêm một số họa tiết hoa mới như cỏ, hoa, lá để thể hiện mong muốn giàu đẹp và thịnh vượng.

Họa tiết, hoa văn dây lưng của trang phục phụ nữ dân tộc Mông ở Co Mạ.

Làm dây lưng thắt váy của phụ nữ Mông trải qua nhiều công đoạn, từ chọn vải, hình thành ý tưởng, lựa chỉ, thêu thùa, tất cả đều được làm bằng tay. Trong đó, thêu là công đoạn đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế của phụ nữ. Nguyên liệu để thêu dây lưng gồm các loại vải và chỉ màu: Xanh, trắng, đỏ, da cam, xanh da trời, hồng. Trong quá trình thêu, người phụ nữ cắt mảnh vải làm 5 đoạn, có màu sắc khác nhau (mỗi đoạn dài 15 cm, rộng 5 -7 cm). Sau đó, mỗi đoạn thêu hoa văn hình chữ nhật, hoa, lá và hình xoắn ốc, viền dây lưng được trang trí bằng những hình tam giác nhỏ… Thêu như vậy cho đến hết 5 đoạn, sau đó nối lại với nhau thành dây lưng. Dây lưng của phụ nữ Mông trắng khi dùng quấn chồng lên nhau để lộ phần hoa văn và là nơi khoe  màu sắc nổi bật nhất, tạo nên phong cách riêng của trang phục người phụ nữ Mông.

Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc Mông ở Co Mạ

Bên cạnh đó, mũ đội đầu của người Mông trắng ở đây cũng khá cầu kỳ với quả bông màu hồng. Chị Và Thị Lu, bản Pha Khuông, cho biết: Mũ đội đầu được tạo bởi những bông bằng sợi chỉ màu hồng, trắng tô điểm kết hợp với màu đen... tùy thuộc vào sở thích của từng người. Để làm được mũ đẹp, chúng tôi dùng khăn piêu cuốn thành mũ và dùng các loại chỉ cắt thành từng đoạn rồi khâu lên chiếc khăn tạo thành từng bông.

Ngoài ra, những bộ trang phục phụ nữ Mông còn được đính thêm những đồng xu, đồng bạc trắng, nhằm làm tăng thêm sức lôi cuốn, hấp dẫn, tạo sự chú ý bởi âm thanh độc đáo phát ra khi những đồng xu cọ vào nhau. Việc trang trí thêm những đồng xu lên các bộ trang phục còn mang ý nghĩa sâu sắc, thể hiện những mong muốn, khát khao của đồng bào về một cuộc sống ấm no, sung túc.

Trao đổi buôn bán trang phục Mông Co Mạ tại phiên chợ vùng cao.

Ngay từ nhỏ, các cô gái người Mông trắng được các bà, các mẹ dạy thêu dây lưng, mũ, áo, nhằm gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc mình. Em Vừ Thị Mỷ, bản Hua Lương, cho hay: Chúng em ai cũng phải biết thêu dây lưng, mũ đội đầu và áo. Em đã cố gắng học và tự thêu cho mình những bộ đẹp nhất để mặc, duy trì nét văn hóa truyền thống của dân tộc.

Với sự cần cù và ý tưởng phong phú, người phụ nữ dân tộc Mông ở đây luôn giữ gìn những bộ trang phục truyền thống đặc sắc và độc đáo. Đến với xã vùng cao Co Mạ không chỉ được thưởng thức những điệu khèn trầm bổng, mà còn được ngắm nhìn những cô gái dân tộc Mông xúng xính trong những bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình.

Bài, ảnh: Nguyễn Thư
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).
  • 'Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Huyện Quỳnh Nhai -
    Ngày 23/11, Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam VietComBank phối hợp với UBND huyện Quỳnh Nhai và xã Mường Giôn tổ chức khánh thành, bàn giao đưa vào sử dụng công trình điểm trường bản Huổi Ngà, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lả Giôn, xã Mường Giôn.  
  • 'Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Kinh tế -
    Thay đổi căn bản nhận thức của nông dân, áp dụng cải tiến kỹ thuật trong chăn nuôi; thành lập các nhóm sở thích, chủ động phòng, chống dịch bệnh, tận dụng phế phẩm nông nghiệp để tối ưu hóa nguyên liệu sản xuất; đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất… Đó là những kết quả nổi bật sau 2 năm triển khai Dự án "Năng suất chăn nuôi bền vững vì sinh kế, dinh dưỡng và hòa nhập giới" tại tỉnh Sơn La.
  • 'Quê hương tựa khúc dân ca

    Quê hương tựa khúc dân ca

    Nếu mà không Quan họ, Bắc Ninh ơi có buồn? Một câu hỏi được thốt lên bằng tình yêu, sự mến mộ dành tặng Quan họ, không cần có câu trả lời, bởi “nếu không Quan họ, đâu còn là Bắc Ninh!?”.