Những người tâm huyết lưu truyền văn hóa dân tộc

Được ví như “bảo bối”, nắm giữ “túi khôn” của dân tộc mình, những nghệ nhân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, lưu giữ, truyền dạy bản sắc văn hóa dân tộc cho các thế hệ mai sau.

Nghệ nhân ưu tú Hà Long, tổ 5, phường Quyết Thắng, Thành phố trao đổi với tác giả về trường ca dân tộc Thái.

Nghệ nhân ưu tú Đinh Quang Chưởng, bản Tang Lang, xã Đá Đỏ, huyện Phù Yên, đến với đang mường, ví mường, mo, mợi mường vùng lòng hồ sông Đà từ năm 15 tuổi. Hơn nửa đời người, ông Chưởng đã sưu tập cho mình tri thức, kỹ năng đang mường trong nghi lễ: hát mờ, hát mo dân tộc Mường của khu vực sông Đà huyện Phù Yên. Ông còn sáng tác, biên soạn hàng trăm tác phẩm, như các bài “Tình mẹ”, “Làm theo di chúc của Bác”, “Hát về thủy điện Sơn La”... biểu diễn tại các hội thi, hội diễn trong và ngoài tỉnh và đoạt nhiều giải cao. Trong đó, đoạt giải A tiết mục “Đang ví đối Mường Va” tại Ngày hội văn hóa dân tộc Mường được tổ chức tại tỉnh Hòa Bình và giải A tiết mục Đang Mường “Ơn Bác” tại Hội diễn nghệ thuật quần chúng tỉnh Sơn La lần thứ XVII.

Bên cạnh đó, ông Chưởng còn tham gia truyền dạy biểu diễn dân ca dân tộc Mường cho học viên các lớp tập huấn hạt nhân văn nghệ do xã, huyện tổ chức. Là một trong những học trò xuất sắc được Nghệ nhân ưu tú Đinh Quang Chưởng truyền dạy, bà Mùi Thị Lảy, bản Tang Lang, xã Đá Đỏ, cho biết: Thầy rất am hiểu văn hóa dân tộc Mường, được bà con trong xã kính trọng. Tôi theo học thầy từ năm 2010 đến nay, vinh dự được cùng thầy tham gia nhiều hội diễn nghệ thuật trong và ngoài tỉnh, góp phần lưu giữ, giới thiệu, quảng bá nét đẹp văn hóa của đồng bào Mường đến với bạn bè trên mọi miền Tổ quốc.

Đã ngoài 80 tuổi, Nghệ nhân ưu tú Hà Long, tổ 5, phường Quyết Thắng, Thành phố, có 35 tập, 2.611 trang A4 đánh máy chữ Thái truyền thống Sơn La, chữ phiên âm, dịch ra tiếng phổ thông về chuyện bản, chuyện mường; nghi lễ dân gian và văn học dân gian dân tộc Thái. Cuốn sách “Hịt khong au phua au mia khong phủ tay đăm Mương La pang chạu” (nghi lễ lấy vợ lấy chồng người Thái đen Mường La xưa) do ông sưu tầm và biên dịch được xuất bản năm 2020. Ông còn được tặng nhiều bằng khen, giấy khen, các giải thưởng về thơ ca, trong đó có danh hiệu Nghệ nhân ưu tú được Chủ tịch nước phong tặng năm 2015 về loại hình tri thức dân gian, tiếng nói, chữ viết, ngữ văn dân gian.

Ông Hà Long chia sẻ: Văn hóa dân tộc Thái rất phong phú, đa dạng nếu không bảo tồn, lưu giữ sẽ bị mai một. Vì vậy, tôi quyết tâm, nghiên cứu, sưu tầm để bảo tồn và truyền dạy cho con cháu.

Với suy nghĩ đó, nên dù tuổi đã cao, nhưng ông Long vẫn tích cực tham gia mạng lưới trí thức bản địa các dân tộc thiểu số Việt Nam của Trung tâm hỗ trợ phát triển bền vững miền núi. Bên cạnh đó, ông còn tham gia Hội Liên hiệp Văn học - Nghệ thuật tỉnh, chuyên ngành văn học dân tộc; truyền dạy chữ Thái cho trên 150 người, là con, cháu và những người yêu thích văn hóa Thái có nhu cầu học tập. Điều trân trọng là các lớp dạy chữ Thái của ông Long đều miễn phí cho người học.

Hiện nay, toàn tỉnh có 2 nghệ nhân nhân dân, 34 nghệ nhân ưu tú lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Hằng năm, tỉnh tổ chức cho các nghệ nhân tham gia  trình diễn dân ca, dân vũ tại ngày hội văn hóa các dân tộc, tham dự các liên hoan văn hóa, văn nghệ khu vực, toàn quốc. Từ đầu năm đến nay, Hội Liên hiệp Văn học - Nghệ thuật tỉnh tổ chức 4 Trại sáng tác các chuyên ngành: Mỹ thuật, nhiếp ảnh, văn học, thơ tiếng dân tộc và sưu tầm nghiên cứu văn nghệ dân gian tại huyện Thuận Châu, Mường La, Vân Hồ và Thành phố, đã nhận 219 tác phẩm, đề cương, bản thảo, phác thảo của 88 lượt trại viên tham dự trại ở các chuyên ngành.

Những câu chuyện khôi phục, gìn giữ giá trị di sản văn hóa của các nghệ nhân thật đáng trân trọng. Mặc dù nhiều người đã ở độ tuổi xưa nay hiếm, nhưng bằng niềm đam mê, tâm huyết, các nghệ nhân vẫn miệt mài sưu tầm, lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc và lan truyền tình yêu ấy để những giá trị văn hóa trường tồn với thời gian.

Bài, ảnh: Lò Thái
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).
  • 'Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Huyện Quỳnh Nhai -
    Ngày 23/11, Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam VietComBank phối hợp với UBND huyện Quỳnh Nhai và xã Mường Giôn tổ chức khánh thành, bàn giao đưa vào sử dụng công trình điểm trường bản Huổi Ngà, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lả Giôn, xã Mường Giôn.  
  • 'Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Kinh tế -
    Thay đổi căn bản nhận thức của nông dân, áp dụng cải tiến kỹ thuật trong chăn nuôi; thành lập các nhóm sở thích, chủ động phòng, chống dịch bệnh, tận dụng phế phẩm nông nghiệp để tối ưu hóa nguyên liệu sản xuất; đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất… Đó là những kết quả nổi bật sau 2 năm triển khai Dự án "Năng suất chăn nuôi bền vững vì sinh kế, dinh dưỡng và hòa nhập giới" tại tỉnh Sơn La.
  • 'Quê hương tựa khúc dân ca

    Quê hương tựa khúc dân ca

    Nếu mà không Quan họ, Bắc Ninh ơi có buồn? Một câu hỏi được thốt lên bằng tình yêu, sự mến mộ dành tặng Quan họ, không cần có câu trả lời, bởi “nếu không Quan họ, đâu còn là Bắc Ninh!?”.
  • 'Hội nghị cộng tác viên năm 2024

    Hội nghị cộng tác viên năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 24/11, Báo Sơn La đã tổ chức Hội nghị cộng tác viên năm 2024 và trao giải Cuộc thi “Nét đẹp Sơn La”. Đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập chủ trì Hội nghị.