Điểm sáng trong phong trào văn nghệ quần chúng

Điển hình của huyện Phù Yên về phát triển phong trào văn nghệ quần chúng với nhiều hoạt động có chiều sâu là xã Huy Thượng, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư.

Đội văn nghệ xã Huy Thượng, huyện Phù Yên biểu diễn tại Hội thi công tác xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” tỉnh Sơn La năm 2023.  Ảnh: Minh Nguyệt (CTV)

Huy Thượng có 1 đội văn nghệ xung kích và 6 đội văn nghệ quần chúng ở các bản, mỗi đội có 15-20 thành viên. Xã đã chỉ đạo các đoàn thể thường xuyên tổ chức giao lưu, mở rộng đối tượng tham gia các đội văn nghệ quần chúng ở nhóm tuổi từ 30-40; chú trọng dàn dựng các tiết mục, bài hát, điệu múa dân gian dân tộc Thái, Mường, Mông, góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn.

Ông Bạc Cầm Đoàn, Bí thư Đảng ủy xã Huy Thượng, cho biết: Đảng ủy xã đã chỉ đạo các chi bộ bản, trường học trên địa bàn thường xuyên tổ chức luyện tập. Hỗ trợ kinh phí thuê biên đạo, dựng cấu trúc bài thi phù hợp với từng hội thi, hội diễn được huyện tổ chức. Sau mỗi hội thi, hội diễn có khen thưởng, động viên các thành viên trong đội tham gia biểu diễn.

Ngoài số tiền 5 triệu đồng được huyện hỗ trợ cho một đội văn nghệ quần chúng, để duy trì hoạt động, Ban quản lý các bản còn huy động, vận động các thành viên và nhân dân cùng đóng góp xây dựng quỹ. Số tiền quỹ được sử dụng thuê biên đạo, trang phục và chi phí khi tham gia biểu diễn, giao lưu, cũng như tham gia các hội diễn do huyện tổ chức.

Nhờ sự nhiệt tình tham gia các hoạt động văn nghệ quần chúng và sự ủng hộ, đóng góp của nhân dân, đội văn nghệ của xã Huy Thượng luôn giành giải cao trong các hội diễn nghệ thuật quần chúng ở địa phương. Tại Hội thi xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, đội thi của xã đạt giải nhất cấp huyện và là thành phần nòng cốt trong đội thi huyện Phù Yên đạt giải nhì toàn đoàn tại Hội thi cấp tỉnh.

Chị Hoàng Minh Nguyệt, thành viên Đội văn nghệ quần chúng xã Huy Thượng, chia sẻ: Trước mỗi hội thi, hội diễn, chúng tôi thường xây dựng bài diễn trên cơ sở lấy ý kiến đóng góp của các thành viên. Đồng thời, tham khảo ý tưởng từ bài thi của các đội tham gia biểu diễn kỳ trước để biên đạo lại từng phần thi, bài thi phù hợp với nội dung, yêu cầu đặt ra. Ngoài ra, việc học các bài múa mới cũng thường xuyên được triển khai phục vụ các cuộc giao lưu, biểu diễn nhân dịp ngày lễ, tết hoặc các sự kiện quan trọng của đất nước, của địa phương.

Hằng năm, UBND xã đều tổ chức giao lưu nghệ thuật quần chúng. Các tiết mục có chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ kính yêu, ca ngợi quê hương, đất nước đổi mới, được các đội văn nghệ tự dàn dựng, lồng ghép tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Từ đó, lan tỏa phong trào văn nghệ quần chúng tới các lứa tuổi, nhất là lứa tuổi trung niên và cao tuổi.

Phong trào văn nghệ quần chúng của xã Huy Thượng đang từng bước trở thành điểm nhấn trong đời sống tinh thần của nhân dân. Đồng thời, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, giúp nhân dân nâng cao ý thức trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, thắt chặt thêm tình đoàn kết, tạo động lực đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất.

Khải Hoàn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).
  • 'Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Huyện Quỳnh Nhai -
    Ngày 23/11, Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam VietComBank phối hợp với UBND huyện Quỳnh Nhai và xã Mường Giôn tổ chức khánh thành, bàn giao đưa vào sử dụng công trình điểm trường bản Huổi Ngà, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lả Giôn, xã Mường Giôn.  
  • 'Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Kinh tế -
    Thay đổi căn bản nhận thức của nông dân, áp dụng cải tiến kỹ thuật trong chăn nuôi; thành lập các nhóm sở thích, chủ động phòng, chống dịch bệnh, tận dụng phế phẩm nông nghiệp để tối ưu hóa nguyên liệu sản xuất; đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất… Đó là những kết quả nổi bật sau 2 năm triển khai Dự án "Năng suất chăn nuôi bền vững vì sinh kế, dinh dưỡng và hòa nhập giới" tại tỉnh Sơn La.
  • 'Quê hương tựa khúc dân ca

    Quê hương tựa khúc dân ca

    Nếu mà không Quan họ, Bắc Ninh ơi có buồn? Một câu hỏi được thốt lên bằng tình yêu, sự mến mộ dành tặng Quan họ, không cần có câu trả lời, bởi “nếu không Quan họ, đâu còn là Bắc Ninh!?”.