Quảng bá thế mạnh địa phương từ lễ hội ngành nghề

Lễ hội truyền thống là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của mỗi dân tộc, là điểm nhấn đặc sắc để thu hút du khách thì các lễ hội ngành nghề lại mang những đặc trưng riêng đáp ứng xu thế phát triển hiện đại. Tại Sơn La, những lễ hội về trái cây, mùa hoa ở Sơn La đang trở thành một phần không thể thiếu, là dịp để quảng bá mạnh mẽ về thế mạnh của nông sản và du lịch Sơn La.

Du khách thích thú trải nghiệm các phần thi tại Ngày hội hái quả mận hậu huyện Mộc Châu năm 2023

Sau lần đầu tiên được tổ chức thành công vào năm 2014, Ngày hội hái quả mận hậu huyện Mộc Châu đã trở thành một sự kiện văn hóa – du lịch thường niên của huyện. Ngày hội hái quả là dịp để người nông dân Mộc Châu được thể hiện, giới thiệu thành quả của mình đến bạn bè, du khách. Đây là dịp thu hút du khách về tụ hội, tham quan, trải nghiệm và thưởng thức loại quả ngon đặc trưng của cao nguyên Mộc Châu.

Bà Nguyễn Thị Hoa, Phó Chủ tịch UBND huyện Mộc Châu, cho biết: Mộc Châu hiện có hơn 3.200 ha mận hậu, là vùng trồng mận lớn nhất cả nước. Sản phẩm mận hậu Mộc Châu đảm bảo tiêu chuẩn quả an toàn, vùng sản xuất mận hậu Mộc Châu nằm trong quy hoạch vùng sản xuất quả an toàn tỉnh Sơn La. Mận hậu Mộc Châu có độ giòn, ngọt, thơm và an toàn cho sức khỏe nên thông qua ngày hội, Mộc Châu mong muốn giới thiệu, quảng bá sản phẩm mận hậu Mộc Châu đến người tiêu dùng trong nước và quốc tế. 

Tham gia trải nghiệm Ngày hội hái quả mận hậu huyện Mộc Châu năm 2023, anh Đỗ Quang Long, du khách đến từ Hà Nội hào hứng nói: Tôi thực sự choáng ngợp trước không khí của ngày hội hái quả, có rất đông du khách từ mọi miền đất nước và du khách nước ngoài cũng về đây tham gia ngày hội. Đặc biệt là ai cũng thích thú và ấn tượng khi được tận hưởng không gian thiên nhiên khoáng đạt của vùng thảo nguyên xanh cũng như những sản phẩm nông sản tuyệt vời được sản xuất từ chính mảnh đất này.

Ngày hội xoài Yên Châu năm 2023. Ảnh: Hoàng Long (Thành phố)

Còn tại Yên Châu, vùng đất của chuối ngọt, xoài thơm, cứ đến tháng 6 hằng năm, người người lại nô nức về đây tham dự ngày hội xoài. Ông Nguyễn Quang Hưng, Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Yên Châu, chia sẻ: Ngày hội xoài huyện Yên Châu được tổ chức thường niên bắt đầu từ năm 2017 với mục đích xúc tiến, quảng bá thương hiệu xoài Yên Châu và các sản phẩm nông sản tiêu biểu của địa phương. Dần dần, ngày hội được lồng ghép thêm các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham gia, qua đó quảng bá về văn hóa và du lịch Yên Châu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Thi đấu thể thao dân tộc tại Ngày hội hoa sơn tra huyện Mường La năm 2023

Sơn La hiện có trên 84.700 ha cây ăn quả các loại, là vựa trái cây lớn nhất miền Bắc, suốt bốn mùa quanh năm đều có các loại cây ăn quả thơm ngon. Mỗi địa phương hình thành nên các vùng trồng cây ăn quả đặc trưng, tạo nên những sản phẩm thế mạnh của từng nơi, thuận lợi để xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý vùng trồng. Những ngày hội sôi nổi với quy mô lớn quảng bá các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu đã được cấp thương hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý như: Ngày hội hái quả mận, ngày hội trà (Mộc Châu); ngày hội nhãn (Sông Mã); ngày hội xoài (Yên Châu); ngày hội cam (Phù Yên); ngày hội cà phê (Mai Sơn)… Và mới đây là Ngày hội Hoa Sơn tra của UBND huyện Mường La đã được Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp Chứng nhận đăng ký quyền tác giả.

Các lễ hội ngành nghề cũng ra đời dựa trên thế mạnh sẵn có, trở thành những sự kiện xuyên suốt trong năm. Những ngày hội được tổ chức với nhiều hoạt động sôi nổi, giới thiệu về thế mạnh nông sản địa phương, văn hóa, con người bản địa. Ngày hội còn tạo không gian để những người làm nông nghiệp được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, tạo cơ hội tốt để xây dựng mối quan hệ hợp tác, kết nối chuỗi cung - cầu giữa các doanh nghiệp, thương nhân phân phối, các hộ sản xuất kinh doanh, các nhà vườn trong và ngoài tỉnh. Lễ hội ngành nghề gắn với những hoạt động văn hóa trở thành dịp để thu hút du khách, dần hình thành nên sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, tạo ấn tượng đặc trưng cho mỗi miền quê ở Sơn La.

Thanh Đào
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).
  • 'Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Huyện Quỳnh Nhai -
    Ngày 23/11, Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam VietComBank phối hợp với UBND huyện Quỳnh Nhai và xã Mường Giôn tổ chức khánh thành, bàn giao đưa vào sử dụng công trình điểm trường bản Huổi Ngà, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lả Giôn, xã Mường Giôn.  
  • 'Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Kinh tế -
    Thay đổi căn bản nhận thức của nông dân, áp dụng cải tiến kỹ thuật trong chăn nuôi; thành lập các nhóm sở thích, chủ động phòng, chống dịch bệnh, tận dụng phế phẩm nông nghiệp để tối ưu hóa nguyên liệu sản xuất; đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất… Đó là những kết quả nổi bật sau 2 năm triển khai Dự án "Năng suất chăn nuôi bền vững vì sinh kế, dinh dưỡng và hòa nhập giới" tại tỉnh Sơn La.
  • 'Quê hương tựa khúc dân ca

    Quê hương tựa khúc dân ca

    Nếu mà không Quan họ, Bắc Ninh ơi có buồn? Một câu hỏi được thốt lên bằng tình yêu, sự mến mộ dành tặng Quan họ, không cần có câu trả lời, bởi “nếu không Quan họ, đâu còn là Bắc Ninh!?”.