Ngày 3/9, huyện Phù Yên phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức Lễ khánh thành và đưa vào sử dụng Trạm phát sóng FM Đài Tiếng nói Việt Nam tại huyện Phù Yên.
Những ai đã đến Phù Yên dịp 14/7 âm lịch hẳn sẽ vô cùng thích thú khi được tham dự Tết Xíp xí của người Thái trắng vùng Mường Tấc (Xíp xí tiếng Thái có nghĩa là mười bốn). Điều đặc biệt trong mâm cỗ Tết Xíp xí, không bao giờ thiếu bánh Ít uôi, một loại bánh độc đáo trong văn hóa ẩm thực của người dân nơi đây.
Trước đây rừng ở bản Nà Lò 2, xã Huy Hạ (Phù Yên) thường bị xâm lấn hay cháy rừng do hoạt động khai thác lâm sản trái quy định và xâm lấn đất rừng làm nương. Cấp ủy, chính quyền và lực lượng chức năng gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng... Từ khi rừng được giao cho Chi hội Cựu chiến binh bản quản lý, bảo vệ, đã giải quyết được tình trạng vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, nhân dân trong bản tích cực tham gia giữ rừng. Hơn 10 năm qua, trong bản không để xảy ra phá rừng, cháy rừng...
Theo lời giới thiệu của các đồng nghiệp Đài TT-TH huyện Phù Yên, chúng tôi tìm đến bản Tân Cơi, xã Mường Cơi (Phù Yên). Được biết đây là một trong những điểm sáng của huyện trong thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, được công nhận là bản văn hóa cấp tỉnh. Từ năm 2001 đến nay, bản Tân Cơi luôn được đánh giá là cơ sở tiêu biểu trong triển khai thực hiện các phong trào thi đua, trong bản không có các tệ nạn xã hội, nhân dân luôn đoàn kết giúp nhau trong cuộc sống...
Điều kiện địa hình chủ yếu là đồi, núi cao, độ dốc lớn; nhân dân sống không tập trung, trình độ dân trí không đồng đều, là nguyên nhân dẫn đến kinh tế của xã Kim Bon (Phù Yên) gặp nhiều khó khăn. Hiện, tỷ lệ hộ nghèo của xã là 48%.
Tính đến đầu tháng 7, huyện Phù Yên đã cấp 1.640 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho 1.554 hộ gia đình, cá nhân tại các xã, thị trấn trong huyện, với tổng diện tích là 761.788 m2.
Những năm qua, huyện Phù Yên đã thực hiện tốt việc bảo tồn và phát huy văn hóa, bản sắc của đồng bào các dân tộc trên địa bàn, xóa bỏ được các hủ tục lạc hậu, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn.
Để chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả nhằm giảm nhẹ đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, huyện Phù Yên đã chủ động chuẩn bị sớm và đầy đủ mọi mặt cho công tác PCTT&TKCN theo phương châm “4 tại chỗ” gồm: lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ.
Tính đến thời điểm này, bà con nông dân các xã vùng trọng điểm lúa của huyện Phù Yên đã thu hoạch được hơn 1.000 ha lúa chiêm xuân, bằng 50% số diện tích gieo cấy, năng suất ước 63 tạ/ha.
Ông Lừ Ngọc Khánh, bản Mo 4, xã Quang Huy (Phù Yên) là gương điển hình trong phát triển kinh tế bằng nghề đan mâm mây. Mặc dù chỉ là nghề phụ, nhưng đan mâm mây đã đem lại thu nhập trên 100 triệu đồng/năm cho gia đình ông.
Là một trong những xã dọc sông Đà của huyện Phù Yên, xã Tường Tiến có quốc lộ 43 và tỉnh lộ 114 chạy qua, hàng tháng chợ phiên họp 3 lần với lượng khách thập phương tập trung đông.
Năm 2017, Chi cục Thuế huyện Phù Yên được HĐND tỉnh giao dự toán thu ngân sách trên địa bàn 92,5 tỷ đồng. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, ngay từ đầu năm, Chi cục Thuế huyện Phù Yên đã bám sát kế hoạch, chỉ tiêu giao của tỉnh, huyện, ngành Thuế, chủ động xây dựng kế hoạch, tăng cường công tác quản lý thu thuế, khai thác nguồn thu, chống thất thu trên địa bàn; đẩy mạnh tuyên truyền chính sách pháp luật thuế và nghĩa vụ người nộp thuế đến các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Phù Yên vừa tổ chức Lễ phát động thi đua thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Trong ngôi nhà dựng ở khu đất mới, ông Vàng A Tủa, 80 tuổi, bản Suối Quốc, xã Mường Thải (Phù Yên), phấn khởi nói: Được sự quan tâm, hỗ trợ của huyện, xã đã giúp chúng tôi di chuyển đến nơi ở mới an toàn. Bây giờ, chúng tôi không còn phải lo bị đất đá sạt lở cuốn trôi nhà như trước nữa. Chúng tôi cảm ơn Đảng và Nhà nước nhiều lắm.
Con dúi là một loài vật sống hoang dã, khó nuôi, ít người biết đến... Vậy mà loài vật được cho là khó thuần chủng ở môi trường nuôi nhốt lại được anh Nguyễn Văn Huân - người được gắn với cái tên “Huân Dúi”, bản Kim Tân, xã Huy Bắc (Phù Yên) nuôi thành công và trở thành sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Câu chuyện khởi nghiệp thành công gắn liền với cái tên “Huân Dúi” cũng không hề đơn giản chút nào...
Sau gần 30 năm chuyển về tái định cư trên quê hương thứ hai, cuộc sống của bà con bản Thượng Phong, xã Huy Tân (Phù Yên) đã có nhiều khởi sắc. Những ngôi nhà sàn khang trang dựng bên nhau, những nương ngô, nương sắn xanh mướt trải dài khắp sườn đồi. Cuộc sống người dân bản Thượng Phong đang khởi sắc.
Phù Yên là một trong những huyện có điều kiện thuận lợi về diện tích mặt nước trong việc đánh bắt thủy sản và nuôi cá lồng. Mấy năm gần đây, mặt nước sông Đà trên địa bàn ổn định, nước trong, nên người dân tại các xã dọc sông đã phát triển nghề nuôi cá lồng. Đặc biệt, từ năm 2016 đến nay, với sự hỗ trợ theo Nghị quyết số 88 của HĐND tỉnh, huyện Phù Yên đã thành lập được 4 hợp tác xã thủy sản với 405 lồng cá. Việc phát huy lợi thế là cần khuyến khích. Tuy nhiên phát triển nghề nuôi cá mà chưa tính đến đầu ra cho sản phẩm là vấn đề cần phải quan tâm.
Dẫn chúng tôi ra vườn cam rộng 2 ha mới được cấp Giấy chứng nhận VietGAP từ tháng 9/2016, ông Nguyễn Văn Ngân, Giám đốc HTX Văn Yên, xã Mường Thải (Phù Yên) phấn khởi, nói: Tập đoàn VinGroup vừa cử cán bộ đến kiểm tra hiện trường và quy trình chăm sóc vườn cam, sau đó, họ đã gửi hợp đồng ký kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm của HTX trên hệ thống siêu thị của Tập đoàn ở các tỉnh. Đây là tin vui đối với HTX chúng tôi khi sản phẩm đã có thị trường tiêu thụ lớn và ổn định hơn.
Những ngày tháng 5, chúng tôi có mặt tại xưởng may của Công ty TNHH may Phù Yên ở bản Chát, xã Gia Phù (Phù Yên). Trong khu nhà xưởng rộng 5.000m2 sạch sẽ, thoáng mát, những công nhân đang miệt mài bên những chiếc máy may công nghiệp.