Năm nay mới 26 tuổi, nhưng anh Lò Văn Cường, ở tiểu khu Hua Ít, thị trấn Ít Ong (Mường La) đã là chủ nhân của nhiều sáng chế, giải pháp phục vụ sản xuất nông nghiệp, mang lại lợi ích cho người dân.
Đến bản Mường Chiến, xã Ngọc Chiến (Mường La) hỏi thăm chị Lèo Thị Hương ai cũng biết, bởi chị là Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ bản hết lòng vì công việc chung, gương mẫu trong phát triển kinh tế gia đình, được các hội viên và bà con tin yêu.
Năm 2020, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mường La gặp nhiều khó khăn, do tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, gió lốc, mưa lũ, sạt lở làm thiệt hại nhiều công trình thủy lợi phục vụ sản xuất và tài sản, hoa màu, vật nuôi của nhân dân. Các cấp ủy, chính quyền và cơ quan chuyên môn của huyện đã nỗ lực triển khai các giải pháp chỉ đạo, điều hành và chính sách hỗ trợ giúp nhân dân vượt qua khó khăn, vì vậy, nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện duy trì phát triển ổn định, sản lượng lương thực đạt khá; chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo nhanh và bền vững được triển khai hiệu quả từ huyện đến cơ sở.
Thời gian qua, Liên đội Trường PTDT Nội trú THCS&THPT Mường La đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các em học sinh và phát động triển khai các phong trào thi đua sôi nổi, động viên các em thi đua học tập, phấn đấu rèn luyện, trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
Với mục đích liên kết những người nuôi cá lồng, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc, tìm đầu ra cho sản phẩm, tổ hợp tác thủy sản Mường Trai (Mường La) được thành lập năm 2018, đã mang lại thu nhập ổn định cho các thành viên, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Hiện xã Chiềng Công (Mường La) có hơn 2.300 con trâu, bò; trên 1.000 con dê và gần 1.000 con lợn. Để bảo vệ đàn gia súc trong mùa đông, xã đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn người dân các biện pháp phòng, chống đói rét cho đàn vật nuôi, đảm bảo nguồn thức ăn dự trữ, nhằm giảm thiệt hại đến mức thấp nhất cho các hộ chăn nuôi.
Những năm qua, Trường Tiểu học & Trung học cơ sở (THCS) Mường Trai (Mường La) luôn chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục; phát huy hiệu quả các nguồn vốn của nhà nước và xã hội hóa việc đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ dạy và học, phấn đấu năm học 2020 - 2021 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I.
Năm 2020, huyện Mường La được phân bổ kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên 280 tỷ đồng, trong đó hơn 10 tỷ đồng chuyển nguồn kế hoạch vốn năm 2019. Ngay từ đầu năm, huyện đã chỉ đạo phân bổ nguồn vốn; trong đó, ưu tiên các công trình trọng điểm, các dự án phòng chống thiên tai, dự án thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới và các dự án thuộc chương trình 30a, 135.
Lễ hội Pang A của dân tộc La Ha (Mường La), là nét văn hóa, tín ngưỡng độc đáo được tổ chức để cầu cho mùa màng tươi tốt, con người có sức khỏe, cầu may mắn cho dân bản và bày tỏ lòng cảm tạ thần linh, cùng các thầy lang có công bảo vệ dân bản. Lễ hội là nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc La Ha.
Nhờ tập trung đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đến nay, xã Chiềng San (Mường La) đã có 500 ha xoài, 147 ha nhãn; trong đó, 120 ha cho thu hoạch, sản lượng các loại quả năm nay đạt 650 tấn, mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân.
Mỗi lần lên xã Ngọc Chiến (Mường La), chúng tôi lại được chứng kiến những đổi thay ở nơi đây, lần này là câu chuyện làm cổng chào độc đáo tại các bản, mỗi chiếc mỗi vẻ, mang đậm nét văn hóa riêng biệt ở xã vùng cao.
Việc xử lý rác thải sinh hoạt ở vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều bất cập, do chưa có công nhân thu gom rác tập trung; rác thải sinh hoạt được các gia đình tự xử lý, vì vậy tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rất cao. Trước thực trạng đó, xã Ngọc Chiến (Mường La) đã vận động người dân xây dựng lò đốt rác thải mini tại hộ gia đình, đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần bảo vệ môi trường.
Những năm qua, công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ luôn được huyện Mường La quan tâm triển khai, đặc biệt là thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, qua đó, góp phần nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ trên các lĩnh vực, là động lực để xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc.
Cách trung tâm huyện 78km, là xã vùng III đặc biệt khó khăn của huyện Mường La, Nậm Giôn có 15 bản, với 845 hộ dân, chủ yếu là dân tộc Mông, Kháng và La Ha sinh sống. Bước vào thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), xã chưa đạt tiêu chí nào trong Bộ tiêu chí xây dựng NTM. Sau 10 năm triển khai thực hiện, đến nay xã mới chỉ đạt 7/19 tiêu chí, các tiêu chí còn lại đang là bài toán khó đối với cấp ủy, chính quyền địa phương nơi đây.
Trên địa bàn huyện Mường La hiện có 43 HTX, với 420 thành viên, hoạt động trên các lĩnh vực: Nông, lâm, thủy sản; tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ... Thời gian qua, từ các nguồn kinh phí, huyện đã hỗ trợ các HTX đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo việc làm và tăng thu nhập cho các thành viên, góp phần thực hiện tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất trong xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Hội LHPN huyện Mường La đã có nhiều hoạt động thiết thực, sáng tạo nhiều cách làm hay, mô hình mới góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của hội viên.
Những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Mường La luôn quan tâm triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án, các cơ chế, chính sách nhằm xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Trong những ngày cả nước tri ân các thầy cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, chúng tôi có dịp về thăm Trường THCS Ít Ong (Mường La) cảm nhận rõ những nỗ lực của thầy và trò trong việc dạy và học để xứng đáng với danh hiệu trường chuẩn quốc gia.
Những năm qua, phong trào “Dân vận khéo” ở huyện Mường La được triển khai sâu rộng, xuất hiện nhiều mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực. Nổi bật là những mô hình “Dân vận khéo” trong phát triển kinh tế đã góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
Khai thác lợi thế, tiềm năng về diện tích mặt nước vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, các hộ dân xã Nậm Giôn (Mường La) đã liên kết thành lập Hợp tác xã Thủy sản Nậm Giôn, phát triển nuôi cá lồng, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập ổn định cho các thành viên.