Sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, chất lượng là mục tiêu chiến lược của ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh. Thay đổi các tập quán canh tác cũ bằng phương thức sản xuất mới, ngoài việc đưa các giống mới vào sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, các doanh nghiệp, HTX và nhà nông luôn quan tâm ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa, gia tăng giá trị kinh tế.
Những ngày cuối năm, tại các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh khí thế thi đua lao động sản xuất diễn ra sôi nổi, khẩn trương, các chuyến xe hối hả vận chuyển hàng hóa, công nhân nhộn nhịp vào ca sản xuất. Vượt qua một năm gian khó, các nhà máy trong khu, cụm công nghiệp của tỉnh vẫn đề ra những dự định tốt lành với chiến lược kinh doanh năng động sát với thị trường.
Năm chuyển đổi số tỉnh Sơn La 2023, có nhiều thay đổi trên các lĩnh vực. Đặc biệt là kinh tế số đang dần hình thành và phát triển. Đến nay, toàn tỉnh có trên 117.000 tài khoản với gần 2.500 sản phẩm được đưa lên các sàn thương mại điện tử, trên 50.000 giao dịch mua bán trực tuyến thành công trong năm. Có 5 doanh nghiệp, hợp tác xã với 75 sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu được đưa lên sàn thương mại điện tử quốc tế.
Cùng với khối doanh nghiệp, kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh năm 2023 đạt được nhiều kết quả khả quan. Năng lực hoạt động của các HTX được nâng cao; doanh thu bình quân đạt 1.700 triệu đồng/HTX; thu nhập bình quân thành viên đạt 48 triệu đồng/người/năm... Trong kết quả chung đó, Liên Minh HTX tỉnh đã làm tốt vai trò, chức trách là “điểm tựa” cho các HTX phát triển.
Giá vàng trong nước bắt đầu giảm mạnh kể từ thời điểm Thủ tướng Chính phủ có công điện yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan hữu quan triển khai các biện pháp ổn định thị trường vàng. Chỉ sau hai ngày, giá vàng miếng trong nước đã giảm từ 9 đến 10 triệu đồng/lượng, tùy từng doanh nghiệp.
Đến 16 giờ 30 phút, ngày 29/12/2023, công tác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Sơn La đạt trên 4.258 tỷ đồng, hoàn thành và vượt dự toán Trung ương giao.
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, thời điểm này, các chủ vườn hoa ở thành phố Sơn La tích cực chăm sóc, áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật để cây phát triển tốt, đảm bảo hoa nở đúng thời điểm, sẵn sàng cung ứng cho thị trường Tết.
Các chỉ tiêu thống kê năm 2023 cho thấy kinh tế vĩ mô trong nước tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp; cung cầu hàng hóa thiết yếu được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng nội địa duy trì mức tăng khá.
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings (Mỹ) vừa dự báo tăng trưởng kinh tế trong trung hạn của Việt Nam có nhiều tín hiệu thuận lợi, ở mức khoảng 7%.
Tỉnh Sơn La hiện có trên 1 triệu con gia súc và 7 triệu con gia cầm. Tuy nhiên, chăn nuôi đang phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là các xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, năng suất, hiệu quả chăn nuôi thấp; công tác quản lý an toàn thực phẩm chưa hiệu quả, khả năng tiếp cận thị trường hạn chế, thiếu cạnh tranh.
Đến Nhà máy chế biến cà phê Sơn La, tại bản Thống Nhất, xã Mường Bon, huyện Mai Sơn những ngày này, cảm nhận không khí lao động nhộn nhịp, khẩn trương, nhất là vào buổi tối, những chiếc xe ô tô tải chở đầy ắp cà phê nối đuôi nhau ra, vào nhà máy; tiếng máy sát, chế biến cà phê rộn rã.
Với mục đích liên kết, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, năm 2019, 7 hộ dân ở xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn đã góp đất, thành lập HTX OhayO và chọn cây na làm cây trồng chủ lực. Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, HTX OhayO đã ngày càng phát triển, mang lại thu nhập ổn định cho thành viên, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, những ngày gần đây nhiệt độ giảm sâu, vì vậy, nhu cầu mua sắm, sử dụng thiết bị sưởi ấm, sản phẩm giữ nhiệt của người dân trên địa bàn thành phố Sơn La tăng cao, nhất là đèn sưởi, quạt sưởi, quần áo ấm, chăn bông…
Sau gần 1 năm triển khai Dự án “Năng suất chăn nuôi bền vững vì sinh kế, dinh dưỡng và hòa nhập giới (SAPLING)" gọi tắt là dự án Chăn hênh, trên địa bàn huyện Mai Sơn, đã tạo những chuyển biến tích cực trong chăn nuôi; thành lập được các tổ hợp tác, chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh, tận dụng phế phẩm nông nghiệp để tối ưu hóa nguyên liệu sản xuất; đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân.
Trong thời kỳ hội nhập và kinh tế số, đòi hỏi nông dân phải có kiến thức, kỹ năng và tác phong làm việc chuyên nghiệp để đáp ứng nền sản xuất nông nghiệp hiện đại. Hội Nông dân tỉnh đã tích cực hỗ trợ, giúp hội viên nông dân nâng cao khả năng tiếp cận cách thức tổ chức sản xuất hiện đại, hiệu quả, chủ động trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.
Năm 2023 đã dần khép lại với những kết quả không thể đẹp hơn cho hoạt động xuất khẩu gạo. Hạt gạo Việt đã chứng minh là “hạt ngọc” quý giá với giá cả và kim ngạch không ngừng tăng cao.
Năm 2023, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản một lần nữa ghi dấu ấn đậm nét trong bức tranh chung của toàn ngành nông nghiệp Việt Nam, dự kiến đạt hơn 53 tỷ USD. Trong bối cảnh mới hiện nay với những biến động của thị trường thế giới, biến chuyển của thị hiếu tiêu dùng cộng với biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, khó lường. Thành quả này cho thấy nền nông nghiệp Việt Nam đang có sự chuyển hướng mạnh mẽ từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế, chinh phục người tiêu dùng trên toàn cầu.
HTX nông nghiệp dịch vụ du lịch bản Phiêng Quài, xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, thành lập đầu năm 2022, với 15 thành viên, sản xuất hơn 60 ha cây cà phê. Sau gần 2 năm đi vào hoạt động, HTX đã phát huy tốt vai trò hỗ trợ các thành viên và nông dân ứng dụng khoa học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và liên kết với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm cho bà con.