Hiệu quả các mô hình khuyến nông

Với mục tiêu tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, huyện Vân Hồ chú trọng triển khai các mô hình khuyến nông hiệu quả, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và trình độ canh tác của người sản xuất, tạo động lực thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững.

00:00
00:00
00:00
Giọng nữ
Mô hình trồng hoa cát tường trong nhà lưới tại xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ.

Ông Nguyễn Hữu Hưng, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Vân Hồ, cho biết: Bám sát định hướng phát triển kinh tế của huyện và quy hoạch phát triển lĩnh vực nông nghiệp, từ năm 2020 đến nay, đơn vị đã thực hiện 16 mô hình trồng trọt và 5 mô hình chăn nuôi tại 14 xã, với tổng kinh phí trên 2,7 tỷ đồng; trong đó Nhà nước hỗ trợ hơn 2,2 tỷ đồng, còn lại do nhân dân đối ứng.

Nhiều mô hình đã cho thấy hiệu quả và trở thành điểm tham quan, học tập, nhân rộng, như: Mô hình trồng khoai sọ Mán tại các xã Chiềng Xuân, Lóng Luông, Vân Hồ, giúp bà con có thu nhập từ 50-70 triệu đồng/ha; mô hình thâm canh cây chè tại các xã Chiềng Khoa, Tô Múa, Chiềng Xuân, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ.

Dịp Tết vừa qua, các hộ trồng khoai sọ Mán ở xã Vân Hồ rất phấn khởi vì được mùa, được giá. Khởi điểm từ năm 2021, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện thực hiện mô hình trồng khoai sọ mán với 7 hộ tham gia, đến nay đã nhân rộng lên 37 hộ, tổng diện tích gần 17 ha.

Ông Đặng Văn Vinh, bản Suối Lìn, phấn khởi: Gia đình tôi cùng 6 hộ trong bản được Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện hỗ trợ 20 triệu đồng mua giống, phân bón, vật tư nông nghiệp và hỗ trợ kỹ thuật trồng khoai sọ Mán trên diện tích 5.000 m2. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, khoai phát triển và cho củ chất lượng, được người tiêu dùng ưa chuộng. Đến năm 2024, gia đình đã mở rộng trồng gần 1 ha khoai sọ, năng suất đạt từ 5-6 tấn/ha, lợi nhuận đạt trên 100 triệu đồng/năm.

Đến HTX Nông nghiệp Tiến Thành ở xã Chiềng Xuân, trên các triền đồi, bà con nông dân đang cải tạo đất, bón phân chăm sóc các loại cây ăn quả sau thu hoạch. Ông Nguyễn Văn Tiến, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX, cho biết: HTX có 7 thành viên, trồng trên 50 ha cây ăn quả các loại như cam, nhãn, xoài, bưởi. Năm 2023, HTX được Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện hỗ trợ kỹ thuật, phân bón, vật tư để nhân rộng mô hình theo hướng sản xuất an toàn. Đến nay, HTX đã có 20 ha cây ăn quả đạt tiêu chuẩn VietGAP. Tổng sản lượng quả các loại năm 2024 đạt trên 300 tấn.

Với mục tiêu liên kết, phát triển bền vững, các thành viên HTX Nông nghiệp Tiến Thành thực hiện chăm sóc cây ăn quả đúng kỹ thuật, có sổ tay ghi chép quy trình chăm sóc, thời gian bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Đồng thời, chủ động kết nối với các doanh nghiệp, đơn vị cung cấp phân bón, cây giống, kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả và bao tiêu sản phẩm đầu ra.

Mô hình trồng khoai sọ Mán của nông dân bản Suối Lìn, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ.

Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát, đánh giá các điều kiện về tự nhiên, thổ nhưỡng, khí hậu và nhu cầu thị trường của từng vùng, hàng năm, huyện Vân Hồ đã xây dựng danh mục các dự án khuyến nông. Đồng thời, chỉ đạo Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện chủ trì phối hợp với các xã vận động các hộ dân, HTX đăng ký triển khai các chương trình, mô hình, dự án. Từ năm 2020 đến nay, các tổ chức đoàn thể, phòng, ban chuyên môn của huyện Vân Hồ đã tổ chức 41 cuộc tập huấn, hội thảo, phổ biến kiến thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ cho hơn 8.000 hộ nông dân. Phối hợp Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện triển khai các chương trình tín dụng, tạo điều kiện cho 9.000 hộ vay vốn ưu đãi, mở rộng sản xuất và ổn định sinh kế, với tổng dư nợ trên 555 tỷ đồng.

Nhiều hộ và HTX sau khi tham gia mô hình đã tự tin mở rộng quy mô sản xuất, chủ động liên kết với các doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm. Các HTX nông nghiệp trên địa bàn tích cực sản xuất theo chuỗi giá trị, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản địa phương. Góp phần quan trọng vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm xuống dưới 15%.

Các mô hình khuyến nông được triển khai không chỉ giúp nhân dân tiếp cận các phương thức sản xuất hiện đại. Huyện Vân Hồ đang tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia các mô hình khuyến nông; tập huấn kỹ thuật cho nông dân; liên kết với các doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm; ưu tiên bố trí nguồn vốn hỗ trợ sản xuất theo hướng bền vững; triển khai, nhân rộng các mô hình khuyến nông ứng dụng công nghệ cao và sản xuất hữu cơ... góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Hoàng Giang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Cho đi những giọt máu, nhận lại niềm hạnh phúc

    Cho đi những giọt máu, nhận lại niềm hạnh phúc

    Xã hội -
    Phong trào hiến máu tình nguyện trên địa bàn tỉnh Sơn La đang trở thành nét đẹp nhân văn, thu hút người dân ở các lứa tuổi, ngành nghề tham gia. Nhiều gia đình cùng chung tay hiến máu, lan tỏa tinh thần tương thân tương ái và sẻ chia vì cộng đồng.
  • 'Nâng cao giá trị sản phẩm nông sản sau chế biến

    Nâng cao giá trị sản phẩm nông sản sau chế biến

    Kinh tế -
    Cùng với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, việc bảo quản và chế biến nông sản cũng đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ sản xuất trên địa bàn thị xã Mộc Châu chú trọng, góp phần nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm.
  • 'Phù Yên chuẩn bị chu đáo cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

    Phù Yên chuẩn bị chu đáo cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

    Khoa Giáo -
    Năm học 2024-2025 là lần đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018, với nhiều thay đổi quan trọng. Để học sinh đạt kết quả tốt, các trường THPT và Trung tâm Giáo dục thường xuyên trên địa bàn huyện Phù Yên đã đẩy mạnh công tác ôn tập, giúp học sinh nắm vững kiến thức, tự tin bước vào kỳ thi.
  • 'Ngày mới ở Chiềng Ân

    Ngày mới ở Chiềng Ân

    Nông thôn mới -
    Nằm trên độ cao 1.300 m so với mực nước biển, Chiềng Ân là xã vùng III đặc biệt khó khăn của huyện Mường La. Những năm qua, với các chương trình, dự án đầu tư của Nhà nước và nỗ lực của nhân dân, xã Chiềng Ân đang dần đổi mới.
  • 'Xây dựng tiềm lực quốc phòng trong khu vực phòng thủ

    Xây dựng tiềm lực quốc phòng trong khu vực phòng thủ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Là huyện biên giới của tỉnh, Yên Châu có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh. Những năm qua, Ban CHQS huyện đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương tập trung củng cố, xây dựng tiềm lực quốc phòng trong khu vực phòng thủ. Nâng cao chất lượng tổng hợp, sẵn sàng chiến đấu của LLVT, xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ vững mạnh, rộng khắp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
  • 'Tăng cường giải pháp bảo đảm trật tự, ATGT

    Tăng cường giải pháp bảo đảm trật tự, ATGT

    An ninh trật tự -
    Tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Sơn La trong quý I năm 2025 có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên, tình trạng tai nạn giao thông diễn biến phức tạp, đòi hỏi các cơ quan chức năng cần có các biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa trong thời gian tới.
  • 'Tuổi trẻ Bắc Yên chung tay xóa nhà tạm

    Tuổi trẻ Bắc Yên chung tay xóa nhà tạm

    Xã hội -
    Phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ và hưởng ứng phong trào “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”, Huyện đoàn Bắc Yên đã kêu gọi mọi nguồn lực, chung tay cùng cấp ủy, chính quyền địa phương hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát, giúp các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn có mái ấm kiên cố, hiện thực hóa ước mơ “an cư lạc nghiệp”.