Vùng trồng na ứng dụng công nghệ cao

Cây na ở tỉnh ta trồng tập trung chủ yếu tại thị trấn Hát Lót, các xã Cò Nòi, Nà Bó, Chiềng Lương của huyện Mai Sơn với tổng diện tích hơn 600 ha. Trong đó, vùng sản xuất na ứng dụng công nghệ cao có quy mô 306,4 ha của huyện Mai Sơn, là 1 trong 9 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh được các hộ nông dân sản xuất với sản phẩm an toàn, đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Vùng chuyên canh na ở xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn.

Từ năm 2018 trở lại đây, các HTX và các hộ dân liên kết, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nâng cao sản lượng, quản lý chất lượng sản phẩm, đảm bảo đầu ra ổn định. Năm 2018, na Mai Sơn được Cục sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu “Na Mai Sơn Sơn La”; UBND huyện cấp quyền sử dụng nhãn hiệu cho 3 HTX trên địa bàn huyện, gồm: HTX Anh Trang, HTX Mé Lếch, HTX Thanh Sơn.

Hiện nay, vùng sản xuất na ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn 12 bản, tiểu khu thuộc thị trấn Hát Lót, các xã Cò Nòi, Nà Bó và Chiềng Lương, với sự tham gia của HTX Anh Trang, tiểu khu 32; HTX Mé Lếch, bản Mé Lếch và HTX OHAYO, tiểu khu Bình Minh, xã Cò Nòi cùng 165 hộ gia đình, cá nhân.

Ông Nguyễn Khắc Hào, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mai Sơn, cho biết: Phòng phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện quy hoạch, xây dựng vùng na chuyên canh tập trung; đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật trồng cho nông dân theo chuỗi giá trị, ứng dụng khoa học công nghệ và vận động các hộ liên kết sản xuất. Vùng trồng na ứng dụng công nghệ cao, được trồng tập trung thuộc bản đồ khu vực địa lý mang nhãn hiệu chứng nhận “Na Mai Sơn” đã đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ; được kiểm soát về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với môi trường nước, môi trường đất, vật tư nông nghiệp, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... năng suất đạt bình quân 14 tấn/ha.

Nông dân xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn trao đổi kỹ thuật chăm sóc cây na.

Quy trình kỹ thuật áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP, một số diện tích áp dụng theo tiêu chuẩn hữu cơ được Trung tâm vùng I, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện hướng dẫn sản xuất đảm bảo đúng quy định. Toàn bộ các hộ sản xuất sử dụng phế phẩm để ủ phân hữu cơ; sử dụng chế phẩm sinh học phòng trừ dịch hại; sử dụng các loại bẫy bả để bắt côn trùng, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu.

Bà Nguyễn Ngọc Bích, Giám đốc HTX Anh Trang, chia sẻ: Từ năm 2018, HTX liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm na cho 18 hộ với quy mô 30 ha. HTX nhập phân bón đầu vào, cung ứng cho các hộ sản xuất. Đồng thời, thiết lập hệ thống sổ sách, biểu mẫu, toàn bộ hoạt động trồng, chăm sóc, làm cỏ, bón phân, phun thuốc, thu hái đều được nông hộ ghi chép vào sổ nông hộ. Công tác phòng trừ sâu bệnh, có đội chuyên gia của HTX hướng dẫn phun thuốc trên cây na.

Hiện nay, hầu hết các tuyến đường vào vùng na ứng dụng công nghệ cao huyện Mai Sơn, đã được bê tông hóa; 100% các hộ sản xuất sử dụng máy cày làm đất, máy xới đất, máy phát cỏ, sử dụng bình máy để phun thuốc bảo vệ thực vật, có hệ thống tưới phun, nhỏ giọt, có địa điểm sơ chế, chế biến đúng quy trình.

Nông dân xã Còi Nòi, huyện Mai Sơn bao trái cho na.

Các hộ dân trong vùng, ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm. 100% số hộ dân tham gia vùng sử dụng app theo dõi thông tin thị trường, dự báo thời tiết và thành lập nhóm hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây trồng, chia sẻ trao đổi kinh nghiệm sản xuất; ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm, điều khiển hệ thống tưới tự động và phun phòng trị sâu bệnh hại trên cây na. Các HTX đều có tem truy xuất nguồn gốc.

HTX Mé Lếch, xã Cò Nòi có 20 thành viên với 70 ha na dai, 70 ha na Thái Lan và hơn 60 ha na Đài Loan vị dứa, vị sầu riêng, được sản xuất theo quy trình VietGAP. Anh Nguyễn Hữu Tứ, Giám đốc HTX Mé Lếch, cho hay: Trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, sản phẩm quả na của HTX đều được dán tem “Na Đại Sơn”, chủ yếu xuất bán về các siêu thị, chợ đầu mối các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Việc công nhận vùng sản xuất na ứng dụng công nghệ cao, tạo tiền đề nâng cao sức cạnh tranh và giá trị sản phẩm, đưa thương hiệu “Na Mai Sơn” vươn xa, chinh phục các thị trường.

Bài, ảnh: Phạm Đức
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra dự án khắc phục hậu quả thiên tai tại Bắc Yên

    Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra dự án khắc phục hậu quả thiên tai tại Bắc Yên

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 1/4, đồng chí Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, cùng đoàn công tác của tỉnh đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn huyện Bắc Yên. Tham gia cùng đoàn có đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.
  • 'Tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ quý II/2025

    Tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ quý II/2025

    Thành phố Sơn La -
    Ngày 1/4, đồng chí Hà Trung Chiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội; quốc phòng, an ninh, đối ngoại; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2025.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 2/4/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 2/4/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa suy yếu. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có cường độ ổn định. Thời tiết: Mây thay đổi, không mưa. Sáng sớm có nơi có sương mù. Trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm. Trưa chiều giảm mây hửng nắng.
  • 'Yên Châu chăm bón vùng mận hậu

    Yên Châu chăm bón vùng mận hậu

    Kinh tế -
    Huyện Yên Châu có gần 4.000 ha, là vùng trồng mận hậu lớn của tỉnh, được trồng tập trung ở một số xã vùng cao biên giới. Thời điểm này, các chủ vườn đang tập trung chăm sóc mận thời kỳ đậu quả, áp dụng linh hoạt các biện pháp kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất đảm bảo mận đạt năng suất, chất lượng cao.
  • 'Thúc đẩy tín dụng - tăng trưởng kinh tế

    Thúc đẩy tín dụng - tăng trưởng kinh tế

    Kinh tế -
    Nguồn vốn tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ đầu tư, sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, sau khi hợp nhất, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 3 đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.
  • 'Phát triển nghề nuôi cá lồng

    Phát triển nghề nuôi cá lồng

    Kinh tế -
    Phát huy lợi thế mặt nước lòng hồ thủy điện Sơn La, huyện Quỳnh Nhai đã triển khai nuôi thủy sản, với hơn 4.500 lồng cá, sản lượng cá lồng hằng năm đạt gần 1.200 tấn. Đây cũng là vùng nuôi cá lồng lớn nhất của tỉnh. Những năm gần đây, các hợp tác xã, hộ dân tại huyện Quỳnh Nhai đã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi cá lồng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm.
  • 'Đổi thay về y tế ở huyện Vân Hồ

    Đổi thay về y tế ở huyện Vân Hồ

    Sức khỏe -
    Với sự quan tâm của Nhà nước, các công trình y tế của huyện Vân Hồ được đầu tư, xây dựng; bổ sung nhiều thiết bị hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.