Ngày 27/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, Văn phòng Điều phối dự án Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF SGP) tổ chức Hội thảo tham vấn xây dựng dự án “Thúc đẩy quản lý hiệu quả các khu rừng cộng đồng, gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La”.
Toàn tỉnh hiện có gần 2.700 công trình thủy lợi, trong đó có 110 hồ chứa đang khai thác phục vụ sản xuất, đảm bảo nước tưới tiêu cho trên 30.000 ha cây trồng và nuôi thủy sản, tiêu thoát lũ khu vực nông thôn, đô thị. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào quản lý, khai thác, vận hành các công trình thủy lợi, tỉnh ta đã triển khai nhiều mô hình ứng dụng công nghệ, tích hợp cơ sở dữ liệu vào quản lý, khai thác hệ thống thủy lợi, góp phần đem lại hiệu quả cao trong điều tiết nước, đảm bảo an toàn hồ chứa và giúp dự báo, cảnh báo sớm thiên tai.
Ngày 26/4, đã diễn ra Hội thảo “Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và sử dụng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông sản được cấp văn bằng bảo hộ” do Sở Khoa học và Công nghệ cùng Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh đồng chủ trì.
Những năm qua, được sự quan tâm của tỉnh, các sở, ban, ngành, địa phương cùng nỗ lực của Sở Khoa học và Công nghệ đã đưa hoạt động sở hữu trí tuệ về xây dựng và phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực của tỉnh được triển khai hiệu quả, tạo chỗ đứng vững chắc cho nông sản Sơn La trên thị trường, nâng cao thu nhập nông dân, thúc đẩy nông nghiệp bứt phá. Nhân Ngày sở hữu trí tuệ thế giới 26/4, Phóng viên Báo Sơn La có cuộc phỏng vấn ông Lưu Bình Khiêm, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ về vấn đề này, xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Cùng với nhiệm vụ chuyên môn, hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh xác định là một trong những trọng trách quan trọng của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ.
Năm 2021, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra 109 cơ sở kinh doanh các mặt hàng vàng trang sức mỹ nghệ, hàng đóng gói sẵn, mũ bảo hiểm dành cho người đi xe máy, hàng điện tử, phân bón, thép, chè và nước lọc tinh khiết... với tổng số 392 lô hàng hóa và mẫu sản phẩm tại địa bàn các huyện: Thuận Châu, Sông Mã, Phù Yên, Bắc Yên, Mai Sơn, Mường La, Quỳnh Nhai và thành phố Sơn La.
Toàn tỉnh hiện có 702 hợp tác xã nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Những năm qua, tỉnh ta có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các hợp tác xã tiếp cận nguồn vốn, hỗ trợ nông cụ, cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao khoa học kỹ thuật.
Bằng niềm đam mê nghiên cứu, sáng tạo khoa học kỹ thuật, ông Sùng A Sơn, dân tộc Mông, ở tổ 8, phường Chiềng Lề, thành phố Sơn La hiện là người duy nhất của tỉnh Sơn La có Bằng bảo hộ sáng chế.
Thời gian qua, Sở Khoa học và Công nghệ đã tích cực tham mưu cho tỉnh triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần phát triển nông nghiệp, nâng cao giá trị chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản, hàng hóa trên thị trường trong nước và quốc tế.
Năm 2021, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã triển khai 29 nhiệm vụ khoa học và công nghệ, trong đó, có 16 nhiệm vụ cấp tỉnh và 4 dự án Chương trình nông thôn miền núi chuyển tiếp từ năm 2020 sang, 9 nhiệm vụ mới phê duyệt 2021; có 3 sản phẩm, gồm: Bơ Sơn La, nhãn Sơn La, xoài Sơn La được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ, nâng tổng số sản phẩm của tỉnh được cấp văn bằng bảo hộ lên 24 sản phẩm.
Ngày 14/1, Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp Hội) đã tổ chức Hội nghị lần thứ ba, nhiệm kỳ 2020 - 2025; sơ kết chương trình phối hợp giữa Liên hiệp Hội và các hội thành viên năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022. Dự Hội nghị có lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, Ban Dân vận tỉnh ủy.
Hoạt động nghiên cứu, triển khai, ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất và đời sống được đẩy mạnh toàn diện trên các lĩnh vực. Năm 2021, toàn tỉnh có 29 nhiệm vụ KH&CN; trong đó, 16 nhiệm vụ cấp tỉnh và 4 dự án Chương trình Nông thôn miền núi chuyển tiếp từ năm 2020 sang, 9 nhiệm vụ mới phê duyệt 2021 (8 nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh, 1 đề tài cấp thiết địa phương cấp quốc gia). Các nhiệm vụ đang triển khai, đã góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi xây dựng và nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh.
Triển khai thực hiện cơ chế đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN), từ năm 2015 đến nay, toàn tỉnh đã phê duyệt đặt hàng 92 nhiệm vụ. Các nhiệm KH&CN vụ sau khi nghiệm thu, tổ chức triển khai ứng dụng trong sản xuất và đời sống đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Triển khai thực hiện cơ chế đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN), từ năm 2015 đến nay, toàn tỉnh đã phê duyệt đặt hàng 92 nhiệm vụ. Các nhiệm KH&CN vụ sau khi nghiệm thu, tổ chức triển khai ứng dụng trong sản xuất và đời sống đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ được thành lập, đi vào hoạt động ngày 15/10/2018, trên cơ sở sáp nhập 2 đơn vị sự nghiệp (Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ với Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ). Hiện, Trung tâm có 22 viên chức và người lao động, làm việc tại 2 phân khu: Khu trung tâm hành chính tại bản Cọ, phường Chiềng An (Thành phố) và Khu nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao nông, lâm nghiệp tại huyện Mộc Châu.
Đề tài khoa học “Nghiên cứu, chỉnh lý, biên soạn bổ sung Lịch sử Đảng bộ huyện Bắc Yên (1945-2020)” được triển khai thực hiện từ năm 2020, vừa được Hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh nghiệm thu. Kết quả của Đề tài là nguồn tư liệu quý, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc huyện Bắc Yên với sự lãnh đạo của Đảng.
Những năm qua, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Thuận Châu đã thực hiện tốt việc chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân trên địa bàn, góp phần nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi.
Những năm qua, Sở Khoa học và Công nghệ đã tham mưu, trình UBND tỉnh thực hiện nhiều nhiệm vụ về nghiên cứu, ứng dụng công nghệ để phục tráng và bảo tồn nguồn gen một số giống cây trồng, vật nuôi có giá trị trên địa bàn tỉnh, như: Nếp tan Mường Và (Sốp Cộp); nếp tan Ngọc Chiến (Mường La); xoài tròn Yên Châu... Hiện nay, các kết quả nghiên cứu đã và đang được ứng dụng phát triển, tạo nguồn cây, con giống chất lượng phục vụ sản xuất với quy mô hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân.