Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Thực nghiệm hệ sinh thái chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Dự án “Tăng cường hệ sinh thái chuyển đổi số bao trùm cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” (IDAP) tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp và du lịch tại hai tỉnh Sơn La và Lào Cai. Dự án đã nâng cao năng lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo kết nối giữa các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật, nguồn nhân lực, trường đại học và các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp tại địa phương và quốc gia, thúc đẩy sự phát triển bền vững của hệ sinh thái chuyển đổi số.

Giọng nữ
Công ty cổ phần KisStartup phối hợp với Trường Đại học Tây Bắc tổ chức Ngày hội chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sơn La.

Dự án nằm trong khuôn khổ chương trình GREAT do chính phủ Úc tài trợ và được Công ty cổ phần KisStartup thực hiện từ năm 2024-2027, với mục tiêu phát triển một hệ sinh thái chuyển đổi số toàn diện. Tại tỉnh Sơn La, dự án tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, HTX, homestay, hộ kinh doanh, dự án khởi nghiệp do phụ nữ dân tộc thiểu số làm chủ.

Từ năm 2024 đến nay, dự án đã cung cấp các khóa học trực tuyến đào tạo kiến thức cơ bản về chuyển đổi số, ngoại ngữ, kỹ năng gia tăng doanh thu trong phát triển kinh tế nông nghiệp và du lịch; hỗ trợ các chuyên môn về quản lý tài chính, thuế… nâng cao năng lực về chuyển đổi số cho các chủ thể doanh nghiệp. Tư vấn, kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp nhận diện khách hàng tiềm năng phát triển sản phẩm mới, giới thiệu, quảng bá sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, nền tảng số.

Ngoài ra, dự án còn phối hợp với Trường Đại học Tây Bắc đưa nội dung chuyển đổi số vào các hoạt động đào tạo và giảng dạy, thực hành, kết nối sinh viên với các doanh nghiệp, từ đó cung cấp nguồn nhân lực và dịch vụ kỹ thuật cơ bản liên quan đến chuyển đổi số, bao gồm đổi mới doanh nghiệp số cho các doanh nghiệp tại địa phương.

Hiện nay, dự án đang tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện số hóa thông tin sản phẩm, bao gồm quay video, chụp ảnh quy trình sản xuất; xây dựng nội dung số, tạo bài viết quảng bá sản phẩm, trả lời các tin nhắn, bình luận của khách hàng; tin học văn phòng, sử dụng các công cụ cơ bản như Excel, Google Drive, Gmail để lưu trữ dữ liệu, trao đổi với các đối tác. Từ đó, các doanh nghiệp có kỹ năng tạo ra những hình ảnh, video quảng bá thu hút trên các nền tảng phổ biến như YouTube, TikTok và Facebook, với nội dung cách kể chuyện hấp dẫn, truyền tải được nét độc đáo của sản phẩm, dịch vụ, từ đó xây dựng thương hiệu và thu hút khách hàng tiềm năng.

Chị Tòng Thị Thanh, bản Hùn, xã Chiềng Cọ (bên phải) sử dụng nền tảng số để quảng bá, giới thiệu nông sản địa phương.

Chị Tòng Thị Thanh, công chức xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La, ngoài công việc chuyên môn, để tăng thu nhập cho gia đình, chị còn kinh doanh online nông sản của địa phương, tuy nhiên lượng khách đến với chị chưa nhiều. Tham gia dự án, vào các buổi tối, chị Thanh được tham gia tập huấn, khóa học online, áp dụng chuyển đổi số vào quảng bá du lịch cộng đồng của bản.

Chị Thanh chia sẻ: Thông qua các buổi kết nối và tập huấn của IDAP, tôi sử dụng các phần mềm xây dựng fanpage facebook “Hương sắc Chiềng Cọ”, với logo riêng biệt, độc đáo; chỉ với chiếc điện thoại smartphone tôi đã thường xuyên đăng tải hình ảnh, bài viết quảng bá, giới thiệu phong cảnh, con người, văn hóa, nông sản tại địa phương. Đồng thời, kết nối với các hộ gia đình, lực lượng thanh niên, phụ nữ của xã phát triển các tour du lịch trải nghiệm độc đáo gắn với văn hóa dân tộc. Tháng 10/2024, tôi đã xây dựng được tour trải nghiệm vườn quýt, tham gia các trò chơi dân gian, tìm hiểu bản sắc văn hóa và thưởng thức ẩm thực dân tộc Thái.

Còn HTX Nông nghiệp Tân Xuân 269, bản Bướt, xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ là điển hình trong đổi mới, sáng tạo khi áp dụng công nghệ khai thác tiềm năng từ nguyên liệu địa phương, góp phần gia tăng doanh thu nhờ chuyển đổi số. Trước đây, sau khi thu hoạch măng, HTX loại bỏ lượng lớn lá tre, gây lãng phí nguồn tài nguyên và chỉ tập trung vào bán nông sản thô, chưa có nguồn doanh thu qua các kênh trực tuyến. Năm 2024, dự án IDAP đã kết nối, tạo điều kiện cho thành viên HTX đến tham quan công nghệ sản xuất trà lá tre tại công ty TNHH MTV Sắc Mộc Tinh, Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, tổ chức các khóa tập huấn về kinh doanh online, chuyển đổi số, giúp HTX nâng cao năng lực quản lý, sản xuất và tiếp thị sản phẩm.

Chị Cao Thị Tâm, Giám đốc HTX Nông nghiệp Tân Xuân 269, cho biết: Hiện nay, dự án đang hỗ trợ HTX giới thiệu sản phẩm trà lá tre trên các kênh kinh doanh trực tuyến, sàn thương mại điện tử, tham gia các sự kiện xúc tiến thương mại trong và ngoài nước. Qua đó, tạo ra cơ hội phát triển kinh tế cho phụ nữ và cộng đồng dân tộc thiểu số, khuyến khích tư duy kinh tế tuần hoàn bằng cách tận dụng tài nguyên địa phương để phát triển bền vững.

Tuy mới triển khai nhưng Dự án “Tăng cường hệ sinh thái chuyển đổi số bao trùm cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” không chỉ thúc đẩy ứng dụng công nghệ, mà còn mở ra cơ hội mới cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa, HTX, người dân địa phương, góp phần xây dựng hệ sinh thái kinh tế số bền vững và bao trùm.

Bài, ảnh: Thu Thảo

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thương lái vào tận vườn thu mua quả

    Thương lái vào tận vườn thu mua quả

    Kinh tế -
    Với trên 1.600 ha cây ăn quả các loại, sản lượng đạt hơn 20.000 tấn/năm, xã Chiềng Mung là một trong những địa phương có sản lượng cây ăn quả lớn của tỉnh. Thời điểm này, nông dân trong xã đang tập trung chăm sóc nhãn, thanh long, đảm bảo năng suất, chất lượng mùa vụ.
  • 'Linh hoạt, sáng tạo vận hành chính quyền 2 cấp

    Linh hoạt, sáng tạo vận hành chính quyền 2 cấp

    Thời sự - Chính trị -
    Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ, quá trình triển khai mô hình chính quyền 2 cấp bước đầu sẽ có một số khó khăn, vướng mắc nhưng các địa phương cần tập trung tạo đột phá trong cải cách hành chính và chuyển đổi số, đẩy mạnh kết nối dữ liệu, bảo đảm người dân có thể tiếp cận dịch vụ công nhanh chóng, minh bạch, thuận lợi.
  • 'Tập huấn “Tiếp cận thị trường và marketing sản phẩm nông nghiệp”

    Tập huấn “Tiếp cận thị trường và marketing sản phẩm nông nghiệp”

    Nông nghiệp -
    Trong 3 ngày (14-16/7), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị tập huấn “Tiếp cận thị trường và marketing sản phẩm nông nghiệp” cho cán bộ khuyến nông tỉnh, cán bộ kỹ thuật Trạm Kỹ thuật nông nghiệp khu vực trên địa bàn tỉnh; thành viên HTX và nông dân xã Mường Bú, xã Mai Sơn.
  • 'Những giá trị lịch sử mãi trường tồn

    Những giá trị lịch sử mãi trường tồn

    Thời sự - Chính trị -
    Đảng và Nhà nước ta đang triển khai nhiều hoạt động chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9. Với dã tâm chống phá Việt Nam, trên nền tảng mạng xã hội, các thế lực thù địch đang tăng cường lan truyền các bài viết, thông tin xuyên tạc sự kiện lịch sử này với nhiều chiêu thức tinh vi.
  • 'Chăm lo cho đoàn viên, người lao động

    Chăm lo cho đoàn viên, người lao động

    Xã hội -
    Sau sắp xếp tổ chức theo mô hình mới, Liên đoàn Lao động tỉnh quản lý 184 công đoàn cơ sở, gồm 45 đơn vị khối sự nghiệp và 139 đơn vị khối doanh nghiệp, hợp tác xã, nghiệp đoàn, với 12.486 đoàn viên, người lao động. Hướng về cơ sở, lấy người lao động làm trung tâm, đơn vị đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, phát huy vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên.
  • 'Quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo

    Quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo

    Văn hóa - Xã hội -
    Toàn tỉnh hiện có 4 tôn giáo chính: Phật giáo, Công giáo, Tin lành và Cơ đốc giáo, với 37.485 tín đồ. Có 5 tổ chức tôn giáo được chấp thuận thành lập và 40 điểm nhóm đạo được cấp phép sinh hoạt tập trung. Chú trọng quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện để đồng bào tôn giáo thực hành tín ngưỡng theo pháp luật, đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân, góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
  • 'Ánh điện thắp sáng bản làng biên giới

    Ánh điện thắp sáng bản làng biên giới

    Nông thôn mới -
    Với sự hỗ trợ của Nhà nước, chung tay góp sức của các doanh nghiệp, đơn vị, nhà hảo tâm và đóng góp của nhân dân, những tuyến đường liên bản, nội bản, ngõ, xóm ở xã biên giới Chiềng Sơn được thắp sáng ánh điện khi màn đêm buông xuống, giúp bà con đi lại thuận tiện hơn, đảm bảo an ninh trật tự.
  • 'Nhiều hoạt động hiệu quả, thiết thực

    Nhiều hoạt động hiệu quả, thiết thực

    Nông thôn mới -
    Đoàn xã Phiêng Pằn thành lập trên cơ sở sáp nhập các đoàn xã Phiêng Pằn, Nà Ớt, Chiềng Lương, có 743 đoàn viên, sinh hoạt tại 53 chi đoàn. Với tinh thần xung kích, tình nguyện và trách nhiệm vì cộng đồng, các đoàn viên thanh niên đã tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.