Đẩy mạnh chuyển đổi số ngành Nội vụ

Thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 31/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, ngành Nội vụ chủ động, tích cực đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, tập trung phát triển hạ tầng số, dữ liệu số của ngành, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

00:00
00:00
00:00
Giọng nữ
Sở Nội vụ kiểm tra việc giải quyết TTHC trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh tại UBND xã Mường Bú, huyện Mường La.

Ông Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, cho biết: Muốn thực hiện chuyển đổi số hiệu quả, trước tiên phải thay đổi tư duy, nâng cao nhận thức đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong ngành. Sở đã ban hành kế hoạch thực hiện chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 và hằng năm; nâng cấp hạ tầng mạng, đảm bảo kết nối, trao đổi thông tin từ sở đến tất cả các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh; cung cấp công khai 100% TTHC thông qua Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh; 100% công chức, viên chức được cấp hộp thư điện tử công vụ. Văn bản đi, đến, được quản lý trên hệ thống và gửi dưới dạng điện tử có sử dụng chữ ký số.

Trong phát triển hạ tầng số, đơn vị thực hiện việc chuẩn hóa, cập nhật dữ liệu lên Trung tâm điều hành thông minh (IOC) của tỉnh; triển khai hệ thống thông tin phục vụ họp không giấy tờ (eCabinet) tại đơn vị. Tiếp tục triển khai sử dụng có hiệu quả phần mềm chuyên ngành kế toán, hỗ trợ kê khai thuế, kê khai bảo hiểm, chấm điểm chỉ số cải cách hành chính; phần mềm báo cáo thống kê ngành Nội vụ, báo cáo kiểm soát TTHC...

Bảo quản tài liệu phục vụ số hóa tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh.

Xây dựng, cập nhật, tích hợp cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh thông qua phần mềm cán bộ, công chức, viên chức. Trong đó, các trường thông tin được đảm bảo theo tiêu chí “Đúng - đủ - sạch - sống”. Hiện nay, Sở tiếp tục tập trung triển khai phần mềm quản lý công tác thi đua, khen thưởng; triển khai dự án “Số hóa tài liệu lưu trữ lịch sử”; nâng cấp phần mềm chấm điểm chỉ số cải cách hành chính các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và UBND cấp huyện…

Tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nội vụ, với mục tiêu số hóa toàn bộ tài liệu giấy đang lưu trữ và những tài liệu giấy đang thu về, Trung tâm đã tham mưu cho Sở Nội vụ trình UBND tỉnh ban hành Đề án số hóa tài liệu lưu trữ lịch sử tỉnh giai đoạn 2020-2024. Từ năm 2020 đến nay, Trung tâm số hóa trên 500.000 trang văn bản, chủ yếu là tài liệu của UBND tỉnh thường xuyên được khai thác.

Bà Khổng Thị Hữu, Phó Giám đốc Trung tâm, cho biết: Chuyển phương thức hoạt động của lưu trữ truyền thống sang lưu trữ điện tử, tạo điều kiện phục vụ cung cấp dịch vụ công một cách nhanh chóng, chính xác, đảm bảo chất lượng. Nhất là giảm chi phí tối đa việc quản lý không gian lưu trữ, tiết kiệm thời gian, công sức, hạn chế khối lượng văn bản giấy. Ngoài ra, số hóa dữ liệu có thể chỉnh sửa, tái sử dụng tài liệu, linh hoạt trong việc chuyển đổi sang các dạng tài liệu số khác nhau, đảm bảo việc khai thác, sử dụng các tài liệu tối ưu nhất.

Việc thực hiện mô hình một cửa hiện đại tiếp tục được Sở Nội vụ quan tâm, chỉ đạo sát sao; việc giải quyết TTHC bằng các trang thiết bị điện tử, tin học và phần mềm công nghệ thông tin đã minh bạch hóa, công khai toàn bộ thủ tục, quy trình, các bước thực hiện và tiến trình giải quyết hồ sơ, để người dân trực tiếp giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của công chức trong việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả.

Cán bộ, công chức Thành phố nhập thông tin dữ liệu vào phần mềm cán bộ, công chức, viên chức. 

Từ đầu năm đến nay, Sở rà soát danh mục TTHC ngành Nội vụ, xây dựng phương án đơn giản hóa các TTHC; triển khai hiệu quả 89 thủ tục dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Cùng với đó, thường xuyên cập nhật trên trang thông tin điện tử đầy đủ thông tin văn bản, hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách; thông tin tuyển dụng công chức, viên chức, triển khai công tác cải cách hành chính, chính quyền địa phương; đăng tải văn bản dự thảo, xin góp ý vào sửa đổi, bổ sung, ban hành những văn bản, quy định của ngành.

Với những kết quả đạt được trong công tác chuyển đổi số, Sở Nội vụ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, bảo đảm gắn kết chặt chẽ, đồng bộ với cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, góp phần cải cách nền hành chính nhà nước.

Thanh Huyền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

    Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 7/4 (tức 10/3 năm Ất Tỵ), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, long trọng tổ chức Lễ dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương. Chủ tịch nước Lương Cường tới dự và dâng hương.
  • 'Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - di sản tinh thần vô giá của dân tộc

    Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - di sản tinh thần vô giá của dân tộc

    Văn hóa - Xã hội -
    Những câu chuyện về Hùng Vương và thời đại khai sơn phá thạch, mở mang bờ cõi, khởi dựng cơ nghiệp nước Việt ta được lưu lại thành văn kể từ triều nhà Trần (1226-1400) trong các sách như: "Đại Việt sử ký", "Việt Nam thế chí", "Khâm định Việt sử Thông giám cương mục", "Lĩnh Nam chích quái", "Việt điện u linh"...
  • 'Ngày 7/4/1975: Đại tướng Võ Nguyên Giáp lệnh cho các đơn vị “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa"

    Ngày 7/4/1975: Đại tướng Võ Nguyên Giáp lệnh cho các đơn vị “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa"

    Ngày 7/4/1975, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh cho các đơn vị: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận giải phóng miền nam. Quyết chiến và toàn thắng”.
  • 'An cư, lạc nghiệp

    An cư, lạc nghiệp

    Xã hội -
    Xóa nhà tạm, nhà dột nát là một trong những nhiệm vụ ưu tiên trong giảm nghèo tại huyện Yên Châu. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, huy động các nguồn lực, nhiều ngôi nhà của người có công với cách mạng, hộ nghèo đã được xây mới, tạo động lực để các hộ vươn lên, ổn định cuộc sống.
  • 'Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

    Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

    Gương sáng bản làng -
    Ở  bản Bùa Trung 2, xã Tường Phù, huyện Phù Yên, nhắc đến ông Lò Văn Viết, bà con nhân dân trong bản đều khâm phục trước nghị lực vươn lên thoát nghèo, làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp và luôn tích cực giúp đỡ hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế. 
  • 'Pi Toong có nhiều mô hình, cách làm sáng tạo

    Pi Toong có nhiều mô hình, cách làm sáng tạo

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ xã Pi Toong, huyện Mường La có 15 chi bộ trực thuộc, với tổng số 444 đảng viên. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng bộ xã đã chỉ đạo triển khai nhiều mô hình và cách làm sáng tạo về xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
  • 'Sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu

    Sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu

    Kinh tế -
    Thị xã Mộc châu hiện có hơn 11.400 ha cây ăn quả; gần 3.000 ha rau; hơn 2.100 ha chè. Biến đổi khí hậu, gây ra tình trạng nắng nóng kéo dài, sương muối, mưa đá, lũ lụt… ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng. Giảm thiểu rủi ro, các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân của thị xã đã phát triển sản xuất theo hướng chủ động, ứng dụng khoa học công nghệ, thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • 'Mô hình ánh sáng vùng biên

    Mô hình ánh sáng vùng biên

    Quốc phòng -
    Mô hình “Ánh sáng vùng biên” do Bộ đội Biên phòng tỉnh triển khai từ năm 2020, đang góp phần quan trọng bảo đảm an ninh trật tự, nâng cao đời sống tinh thần nhân dân trên biên giới, tăng cường sự gắn bó giữa bộ đội và đồng bào, cùng chung tay bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.