Chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo

Hòa chung trong dòng chảy chuyển đổi số, Trường Cao đẳng Sơn La tích cực xây dựng môi trường giáo dục hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu hội nhập, phát triển.

Giọng nữ
Giờ thực hành tin học của sinh viên Trường Cao đẳng Sơn La.

Trường Cao đẳng Sơn La có 14 đơn vị trực thuộc, gồm: 5 phòng, 7 khoa, 2 trung tâm phục vụ đào tạo với 294 cán bộ, viên chức và người lao động. Nhà trường được cấp phép đào tạo 11 lĩnh vực với 36 ngành, nghề, có 5 chương trình đào tạo trọng điểm quốc gia, 2 chương trình đào tạo chất lượng cao. Năm học 2024-2025, nhà trường tổ chức đào tạo 36 ngành, nghề với gần 3.000 học sinh, sinh viên.

Thạc sĩ Nguyễn Đức Long, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Thực hiện chương trình chuyển đổi số, trường xác định phát triển năng lực số cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; đổi mới và phát triển chương trình đào tạo; hạ tầng, nền tảng và học liệu số; quản lý số và quản trị số là những mục tiêu hàng đầu.

Nhà trường tổ chức các chuyên đề về chuyển đổi số với các nội dung: Kỹ năng hoạch định, xây dựng chiến lược; kỹ năng phân tích dữ liệu, phương pháp giảng dạy, quản lý người học trên môi trường số; soạn giáo án điện tử; kỹ thuật dạy học trực tuyến; “Công nghệ ESP32, STM32 và ứng dụng đo lường, điều khiển và IoT”... Xây dựng và ban hành khung năng lực số cho đội ngũ cán bộ quản lý, viên chức, người lao động.

Học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Sơn La học tập tại Thư viện điện tử.

Đến nay, 100% các chương trình đào tạo của nhà trường chuyển đổi theo hình thức mô đun, tín chỉ. Bổ sung môn học kỹ năng mềm, trong đó có kỹ năng số, kỹ năng xanh vào toàn bộ chương trình đào tạo (48 chương trình, trong đó 17 chương trình cao đẳng, 31 chương trình trung cấp). Tiếp tục chỉ đạo triển khai nghiên cứu, xác định nội dung kỹ năng số chuyên ngành để tích hợp, lồng ghép vào chương trình các môn học phù hợp.

Nhà trường triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến, xây dựng bài giảng điện tử và đưa lên hệ thống tổ chức đào tạo từ năm học 2023 - 2024. Thực hiện số hóa giáo trình tài liệu đạt 100%, với 2.615 giáo trình tài liệu số. Hệ thống kiểm tra đánh giá kết quả người học qua hình thức thi trắc nghiệm online, được triển khai từ năm 2021. Hiện nay, nhà trường đang tiếp tục hoàn thiện hệ thống với mục tiêu tổ chức 100% các học phần thi trắc nghiệm có thể tổ chức thi trắc nghiệm online.

Em Trần Thị Quỳnh Như, Lớp Công nghệ thông tin K61, Khoa Kỹ thuật kinh tế, chia sẻ: Các thầy cô đều sử dụng bài giảng điện tử, sử dụng nhiều mô hình, hình ảnh, video minh họa sinh động trong quá trình giảng dạy, giúp chúng em hứng thú học tập, tiếp thu kiến thức nhanh hơn. Cùng với đó, hệ thống máy tính tại phòng thực hành, thư viện điện tử đều được kết nối mạng, giúp chúng em rất nhiều trong quá trình học tập, tìm kiếm tài liệu.

Cùng với đó, nhà trường đã hình thành nền tảng số giáo dục nghề nghiệp và xây dựng được kho học liệu điện tử, tài nguyên số dùng chung phục vụ hoạt động dạy và học. Trong đó, đã triển khai xây dựng, hoàn thiện hệ thống thư viện điện tử, gồm 1 máy chủ, 18 máy trạm, hệ thống thường xuyên được duy trì hoạt động, phục vụ cho tra cứu tài liệu, giáo trình.

Nhà trường có hệ thống phòng thực hành máy tính gồm 5 phòng, hơn 100 máy trạm. Xây dựng hệ thống dạy học trực tuyến và phòng đa phương tiện, phục vụ các giảng viên xây dựng các bài giảng điện tử. Trong năm học 2024 - 2025, tiếp tục tổ chức xây dựng bổ sung hơn 2.400 bài giảng để bổ sung vào hệ thống đào tạo trực tuyến. Các lớp học đào tạo kết hợp được quản lý trên hệ thống quản lý, hệ thống đào tạo trực tuyến của nhà trường (https://lms.cdsonla.edu.vn/).

Giảng viên Trường Cao đẳng Sơn La ghi hình bài giảng.

Thường xuyên sử dụng phòng đa phương tiện để ghi hình các bài giảng liên quan đến cài đặt, lắp ráp máy tính, giảng viên Nguyễn Tiến Văn, Khoa Kỹ thuật kinh tế, chia sẻ: Việc triển khai bài giảng điện tử giúp học sinh, sinh viên dễ dàng tiếp thu các kiến thức của môn học và nâng cao kỹ năng thực hành cho các em.

Công tác quản lý và quản trị số của trường được thực hiện trên hệ thống văn bản điện tử (VNPT iOffice), hệ thống thư nội bộ và có sử dụng các nền tảng trực tuyến hỗ trợ (mạng xã hội, hệ sinh thái google...). Quá trình quản lý đào tạo thực hiện trên phần mềm quản lý đào tạo (địa chỉ: http://cb.cdsonla.edu.vn; http://sv.cdsonla.edu.vn). Bước đầu chuyển dần việc quản lý điều hành dựa trên lưu chuyển văn bản sang việc cập nhật, phân tích và ra các quyết định quản lý trên cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu của nhà trường đã được thống nhất dùng chung. Một số cơ sở dữ liệu đã được kết nối với bên ngoài, như: Dữ liệu về cán bộ, dữ liệu về đấu thầu; về kế toán; dữ liệu về giáo dục nghề nghiệp, dữ liệu về văn bằng, chứng chỉ; dữ liệu về người nước ngoài...

Việc thực hiện chuyển đổi số của Trường cao đẳng Sơn La, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, phục vụ nguồn nhân lực cho tỉnh.

Việt Anh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tết Bunpimay – Gắn kết tình hữu nghị Việt – Lào

    Tết Bunpimay – Gắn kết tình hữu nghị Việt – Lào

    Đối ngoại -
    Bunpimay (lễ hội năm mới) là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm của đất nước Lào. Tại Sơn La, những lưu học sinh Lào đang học tập tại các trường cao đẳng, đại học vui đón Tết Bunpimay đong đầy cảm xúc, mang theo cả hương vị quê hương lẫn tình cảm nồng hậu của bạn bè Việt Nam.
  • 'Giữ uy tín thương hiệu cà phê Sơn La

    Giữ uy tín thương hiệu cà phê Sơn La

    Kinh tế -
    Hiện nay, tỉnh Sơn La có trên 21.400 ha cà phê, tập trung chủ yếu tại huyện Mai Sơn, Thuận Châu và thành phố Sơn La, sản lượng ước đạt 35.000 - 45.000 tấn cà phê nhân/năm, trị giá 4.500 - 5.000 tỷ đồng.
  • 'Sốp Cộp hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung

    Sốp Cộp hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung

    Kinh tế -
    Với đặc điểm địa hình đa dạng, khí hậu thuận lợi, huyện Sốp Cộp khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, trồng trên 1.360 ha diện tích lúa, hơn 2.170 ha trồng cây ăn quả và gần 100 ha cây dược liệu. Vùng sản xuất tập trung ở các xã Mường Và, Nậm Lạnh, Mường Lèo, Mường Lạn, Sam Kha và thị trấn Sốp Cộp.
  • 'Động lực thúc đẩy thể thao thành tích cao

    Động lực thúc đẩy thể thao thành tích cao

    Thể thao -
    Sau gần 5 năm thực hiện Đề án phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2030, đã có bước tiến vượt bậc, góp phần nâng cao vị thế trên bản đồ thể thao trong nước và quốc tế.
  • 'Quỳnh Nhai hoàn thiện các tiêu chí huyện nông thôn mới

    Quỳnh Nhai hoàn thiện các tiêu chí huyện nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Với 10/10 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, duy trì và nâng cao các tiêu chí, huyện Quỳnh Nhai tập trung thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội; các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân và hướng tới hoàn thiện các tiêu chí huyện nông thôn mới.
  • 'Chú trọng phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học

    Chú trọng phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học

    Năm học 2024-2025, huyện Sông Mã có 57 đơn vị trường học và 1 Trung tâm Giáo dục thường xuyên, với trên 48.000 học sinh. Chú trọng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong các trường học, huyện tập trung đổi mới nội dung, cách truyền tải sinh động, ngắn gọn, dễ hiểu và sát thực tế. Nhờ đó, ý thức chấp hành pháp luật của học sinh ngày càng được nâng cao, góp phần xây dựng thói quen “Sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật” trong học đường.
  • 'Phát huy vai trò nòng cốt trong bảo vệ ANTT ở cơ sở

    Phát huy vai trò nòng cốt trong bảo vệ ANTT ở cơ sở

    An ninh trật tự -
    Thị trấn Ít Ong, huyện Mường La có 16 bản, tiểu khu và hơn 100 cơ quan, đơn vị, trường học và doanh nghiệp hoạt động. Sau gần một năm đi vào hoạt động, lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở đã tham gia hỗ trợ Công an thị trấn giữ bình yên cuộc sống của nhân dân.
  • 'Hội viên phụ nữ tiêu biểu

    Hội viên phụ nữ tiêu biểu

    Gương sáng bản làng -
    Nhắc đến chị Lò Thị Đôi, nhân dân bản Púng, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã ai cũng khâm phục trước nghị lực và tinh thần vượt khó của chị trong phát triển kinh tế và nhiệt tình hỗ trợ nhiều hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên, ổn định cuộc sống.
  • 'Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ huyện Thuận Châu đã tập trung lãnh đạo, triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và hoạt động của hệ thống chính trị.