Chuyển đổi số trong giáo dục, đào tạo

Hiện nay, huyện Phù Yên có 69 trường học, trên 35.000 học sinh. Đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiều điểm mới, ngay từ đầu năm học 2024-2025, huyện Phù Yên đã chỉ đạo các trường học ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý và hoạt động giáo dục.

Giọng nữ
Một tiết học tại Trường THCS Gia Phù, xã Gia Phù, huyện Phù Yên.

Bà Lường Thị Thắm, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phù Yên, cho biết: Đến nay, 69/69 trường học huyện Phù Yên đang sử dụng hệ thống quản lý văn bản VNPT iOffice 4.0, giúp các văn bản triển khai kịp thời, nhanh chóng. Tỷ lệ phòng học được trang bị máy chiếu, ti vi thông minh đạt trên 75%. Toàn bộ giáo viên xây dựng giáo án điện tử với nhiều hình ảnh trực quan và kết hợp với việc hỗ trợ học sinh xây dựng các bài thuyết trình, trình chiếu... tạo hứng thú cho học sinh thông qua sự trao đổi, phản biện sau mỗi bài thuyết trình.

Trường Tiểu học và THCS Tường Phù triển khai phần mềm quản lý giáo dục vnEdu, dạy học trực tuyến, trực tiếp, như: Zoom Meeting, Microsoft Teams... Hiện nay, 100% số phòng học của trường được lắp đặt tivi thông minh hoặc máy chiếu phục vụ dạy học. Hầu hết các tiết học trên lớp được áp dụng giáo án điện tử, trình chiếu các hình ảnh sinh động, góp phần tạo hứng thú cho học sinh. Ngoài ra, khắc phục tình trạng thiếu giáo viên tiếng Anh, nhà trường đã triển khai dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến, đảm bảo số tiết trên lớp cho học sinh.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải dạy, giúp học sinh dễ tiếp thu bài học, phát huy tính chủ động trong học tập. Em Đỗ Duy Khoa, học sinh lớp 11A1, Trường Trung học phổ thông Phù Yên, chia sẻ: Khi tiếp cận với phương pháp học tập mới, giúp em sử dụng nội dung và hình ảnh trong các bài thuyết trình, xây dựng trình chiếu ngắn gọn để đưa ra các vấn đề cùng trao đổi với các bạn trên lớp. Nhờ vậy, hiệu quả làm việc nhóm được nâng lên, em và các bạn rèn luyện kỹ năng nói, xử lý tình huống, tự tin trước đám đông.

Giờ Tin học tại Trường Tiểu học thị trấn Phù Yên.

Còn tại Trường Tiểu học thị trấn Phù Yên, các năm học, khuyến khích giáo viên có sáng kiến kinh nghiệm, đổi mới phương pháp giảng dạy có tính ứng dụng; lấy học sinh làm trung tâm. Cô giáo Nguyễn Thị Thương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Phù Yên, cho biết: Những năm qua, trường luôn quan tâm đến công tác chuyển đổi số trong giáo dục, thực hiện mô hình quản lý học bạ điện tử, hồ sơ điện tử, cập nhật, lưu trữ các số liệu liên quan đến quá trình dạy và học, góp phần giảm thiểu thủ tục hành chính, học bạ của học sinh không bị nhàu nát hoặc hư hỏng. Đối với học bạ điện tử, giáo viên bộ môn trong nhà trường có thể theo dõi, đánh giá năng lực của học sinh. Từ đó, đưa ra sự điều chỉnh phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh trong giảng dạy.

Thực hiện chuyển đổi số lĩnh vực giáo dục, hiện nay, hơn 2.000 cán bộ, giáo viên và 35.000 học sinh trên địa bàn huyện Phù Yên đã đáp ứng được việc triển khai dạy và học trực tuyến. Tỷ lệ phòng học được trang bị máy chiếu, ti vi thông minh đạt trên 75%; giáo viên chủ động xây dựng giáo án với nhiều hình ảnh trực quan và kết hợp với việc hỗ trợ học sinh xây dựng các bài thuyết trình, trình chiếu...

Ứng dụng chuyển đổi số, làm cho tiết học sinh động, học sinh hiểu bài, tỷ lệ học sinh đạt học lực khá giỏi toàn huyện Phù Yên trong học kỳ I năm học 2024-2025, đạt 60%. Phát huy kết quả đạt được, huyện Phù Yên tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo phòng giáo dục và đào tạo cùng các nhà trường đầu tư cải thiện điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy và học; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và nhà giáo đảm bảo đủ số lượng và chất lượng, ứng dụng phần mềm trong hoạt động quản lý và giảng dạy... góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục - đào tạo của huyện.

Khải Hoàn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Quản lý chặt chẽ sử dụng con dấu

    Quản lý chặt chẽ sử dụng con dấu

    Pháp luật -
    Việc đăng ký, quản lý và sử dụng con dấu luôn được Công an tỉnh chú trọng, triển khai đồng bộ các giải pháp, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.
  • 'Thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng

    Thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng

    Quốc phòng -
    Thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, huyện Thuận Châu đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc và xây dựng lực lượng vũ trang trong khu vực phòng thủ huyện vững mạnh.
  • 'Học tập và làm theo Bác trở thành tự giác, thường xuyên

    Học tập và làm theo Bác trở thành tự giác, thường xuyên

    Quán triệt sâu sắc chỉ đạo của Trung ương, trong 10 năm qua việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW đã được Đảng bộ tỉnh tập trung lãnh, chỉ đạo triển khai nghiêm túc, toàn diện, hiệu quả tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong Đảng, hệ thống chính trị và nhân dân. Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội, địa phương, cơ quan, đơn vị đưa việc học tập và làm theo Bác trở thành tự giác, thường xuyên.
  • 'Nông dân Tô Múa thi đua phát triển kinh tế

    Nông dân Tô Múa thi đua phát triển kinh tế

    Kinh tế -
    Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi”, được Hội Nông dân xã Tô Múa, huyện Vân Hồ đẩy mạnh, tạo sức lan tỏa sâu rộng, phát huy tính năng động, sáng tạo của hội viên, xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả.
  • 'Dồn sức ôn luyện kỳ thi vào lớp 10

    Dồn sức ôn luyện kỳ thi vào lớp 10

    Khoa Giáo -
    Thành phố Sơn La có 15 trường cấp THCS, với gần 2.000 học sinh tham dự Kỳ thi vào lớp 10, dự kiến tổ chức vào ngày 1 và 2/6. Thời điểm này, các trường THCS đang tập trung cao ôn luyện cho học sinh, giúp các em vững kiến thức, tự tin bước vào kỳ thi.
  • 'Kinh tế tuần hoàn, đảm bảo thu nhập và môi trường

    Kinh tế tuần hoàn, đảm bảo thu nhập và môi trường

    Kinh tế -
    Với quan điểm không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng, tỉnh Sơn La đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến... góp phần xây dựng tỉnh phát triển xanh, nhanh, bền vững.
  • 'Phát triển cây ăn quả gắn với du lịch

    Phát triển cây ăn quả gắn với du lịch

    Du lịch -
    Là vùng sản xuất nông nghiệp lớn của tỉnh, nổi tiếng với các sản phẩm đặc trưng, như: Chè, hoa quả ôn đới, rau an toàn hữu cơ, chăn nuôi..., Mộc Châu hôm nay là minh chứng sống động cho sự chuyển mình mạnh mẽ trong thực hiện hiệu quả chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc, gắn với du lịch trải nghiệm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Bắc Yên hỗ trợ kinh tế hợp tác xã

    Bắc Yên hỗ trợ kinh tế hợp tác xã

    Kinh tế -
    Bắc Yên có 33 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, du lịch. Hoạt động của các HTX tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh ở địa phương, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ và nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững.