Hãng tin AFP đã điểm lại những con số đáng nhớ của năm 2022 như nhiệt độ mùa Hè cao kỷ lục tại châu Âu hay giá năng lượng và lương thực tăng cao tới chóng mặt...
Trong tuần qua (19-25/12), dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều nơi trên thế giới, làm dấy lên mối lo về nguy cơ tái bùng phát dịch bệnh khi năm mới đang gần kề. Tuy nhiên, các cuộc tranh tài thăng hoa tại World Cup đã phần nào tạm gác lại những lo âu về dịch bệnh hay bầu không khí căng thẳng về tình hình xung đột ở Ukraine cùng cuộc chiến năng lượng Nga-EU chưa đi tới hồi kết.
Tăng cường sự hợp tác trên cơ sở bình đẳng để giải quyết các thách thức chung, đem lại lợi ích, sự ổn định, bền vững là mục tiêu chung của một số sự kiện trong tuần qua (11-18/12). Bên cạnh đó, các vấn đề liên quan đến dịch bệnh, sức khỏe,… cũng là những tin tức đáng chú ý trong tuần.
EU đang lo lắng về Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) trị giá hơn 430 tỷ USD của Mỹ, trong đó cho phép chi những khoản trợ cấp hào phóng và giảm thuế cho người mua xe điện ở Mỹ nếu “Mua hàng Mỹ”.
Tổng giá trị thương mại toàn cầu năm 2022 ước đạt 32.000 tỷ USD, nhưng lạm phát cao đã xóa đi những thành tựu đạt được trong vài tháng gần đây. Đây là số liệu do Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) công bố.
Làn sóng dịch Covid-19 mới xuất hiện tại nhiều quốc gia và những căn bệnh hô hấp cùng lúc bùng phát đang đẩy hệ thống y tế thế giới trước áp lực nặng nề của một “mùa đông dịch bệnh”. Tâm lý chủ quan, lơ là của một bộ phận người dân là nguyên nhân chính cản trở nỗ lực khống chế dịch.
Tuần qua (5-11/12), bên cạnh các diễn biến liên quan đại dịch COVID-19, thế giới tiếp tục phải đối mặt với những bất ổn trong bối cảnh Liên hiệp quốc (LHQ) cảnh báo tình trạng leo thang xung đột ở Nam Sudan; Ủy ban châu Âu đề xuất gói trừng phạt thứ 9 nhằm vào Nga hay Tổng thống Peru bị phế truất...
Năm 2022 đánh dấu kỷ niệm 40 năm thông qua Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS). Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, UNCLOS ngày càng thể hiện vai trò và ý nghĩa quan trọng trong duy trì hòa bình, ổn định, trật tự pháp lý trên biển, an toàn và tự do hàng hải và hàng không, và thúc đẩy phát triển bền vững biển và đại dương.
Tuần qua (28/11 – 4/12), thế giới tiếp tục phải đối mặt với những diễn biến đáng lo ngại của dịch bệnh COVID-19 với khả năng xuất hiện thêm nhiều biến thể mới, bên cạnh đó là nguy cơ tăng trưởng chậm của nền kinh tế toàn cầu, kèm theo các quyết định cứng rắn được đưa ra đối với Nga hay CHDCND Triều Tiên…
Tính đến sáng 2/12, thế giới ghi nhận tổng số 648.304.681 ca nhiễm và 6.641.600 trường hợp tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 333.293 ca nhiễm COVID-19, trong đó châu Á là khu vực đứng đầu với 218.251 trường hợp.
Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) vốn được xem là cơ hội tuyệt vời để thúc đẩy hành động vì khí hậu. Hội nghị đã kết thúc sau khi kéo dài thêm tới 2 ngày so với lịch trình ban đầu, đạt được một thỏa thuận mang tính bước ngoặt; song vẫn còn tồn tại một số điểm chưa thuyết phục và cũng chưa chắc tiến trình thực hiện sẽ diễn ra thế nào.
Tính đến sáng 30/11, thế giới lần lượt ghi nhận tổng số 646.812.416 ca nhiễm và 6.638.309 trường hợp tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 367.054 ca nhiễm COVID-19 mới, trong đó châu Á là khu vực đứng đầu với 239.214 trường hợp.
Theo số liệu thống kê trên worldometers.info, tính đến sáng ngày 29/11, thế giới lần lượt ghi nhận tổng số 646.323.473 ca nhiễm và 6.636.989 trường hợp tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 148.724 ca nhiễm mới, trong đó, châu Á đứng đầu với 108.934 ca.
Sau hơn 2 năm đại dịch COVID-19, Đại hội đồng Liên nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 43 (AIPA-43) lần đầu tiên được diễn ra theo hình thức trực tiếp đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên tuần qua, thế giới cũng phải đối mặt với nhiều diễn biến đáng lo ngại trong bối cảnh thảm họa động đất tại Indonesia khiến hàng trăm người thiệt mạng; Bùng phát dịch cúm gia cầm nghiêm trọng nhất tại Mỹ và châu Âu hay EU vẫn chưa thể thống nhất về giá trần khí đốt...
Ngày 24/11, tại Hà Nội, Đại hội lần thứ 22 Hội đồng Hòa bình thế giới bế mạc sau 4 ngày làm việc nghiêm túc và hiệu quả, đồng thời bầu ra ban chấp hành nhiệm kỳ mới với 40 thành viên.
Hội nghị ASSA lần thứ 39 có sự tham dự của 20 thành viên là các tổ chức an sinh xã hội của 10 quốc gia Đông Nam Á, trong đó, BHXH Việt Nam do Phó Tổng Giám đốc Đào Việt Ánh làm trưởng đoàn dự Hội nghị với tư cách là đại diện chính thức duy nhất của Việt Nam.
Ngày 22/11, tại thủ đô Moskva của Nga, Hội luật gia dân chủ quốc tế, Quỹ quốc tế “Con đường Hòa bình” và Trung tâm “Luật hòa bình” phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế "Tranh chấp trên Biển Đông và nhu cầu tăng cường hợp tác quốc tế", với sự tham gia của đông đảo các chuyên gia, học giả Nga, Việt Nam và quốc tế.
Tuần qua (14 – 20/11), ngoài dấu mốc quan trọng khi dân số thế giới chạm ngưỡng 8 tỷ người, cộng đồng quốc tế cũng chứng kiến nỗ lực thu hẹp bất đồng, đạt được đồng thuận với những kết quả tích cực của Hội nghị Cấp cao G20, Hội nghị thượng đỉnh APEC; bên cạnh đó là kết quả sơ bộ dần ngã ngũ của cuộc bầu cử giữa kỳ ở Mỹ hay thông tin liên quan tới vụ việc tên lửa rơi ở Ba Lan…
Hội nghị cấp cao lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) vừa bế mạc tại Ai Cập đã đạt được một thỏa thuận mang tính đột phá về vấn đề gai góc nhất, theo đó lập một quỹ đền bù cho những nước nghèo chịu tác động của tình trạng biến đổi khí hậu. Thỏa thuận đã làm tăng niềm tin về việc cộng đồng quốc tế có thể tìm được tiếng nói chung trong nỗ lực bảo vệ hành tinh xanh.