Theo TTXVN, Ủy ban Về các vấn đề xã hội, nhân đạo và văn hóa, Khóa 77 Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người.
Cùng với diễn biến khó lường của đại dịch COVID-19, những dự báo thận trọng về thị trường dầu mỏ và triển vọng kinh tế thế giới..., trong tuần qua (10-16/10), sự kiện Đại hội đồng LHQ bầu 14 thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ mới đã thu hút quan tâm đặc biệt của dư luận. Mỗi là phiếu bầu không chỉ là sự ghi nhận mà còn nhằm gửi gắm kỳ vọng vào vai trò đóng góp của các nước trong sứ mệnh bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân khẳng định, Việt Nam sẵn sàng tham gia vào mọi nỗ lực đối thoại, phối hợp hành động và xây dựng lòng tin trong khuôn khổ CICA vì hòa bình, hợp tác và phát triển.
G20 đang tiến hành các cuộc thảo luận trong không khí chia rẽ, giữa bối cảnh các nước thành viên đều đang nằm dưới “cái bóng” của nhiều cuộc khủng hoảng, từ cuộc xung đột ở Ukraine.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo, các ngân hàng trung ương phải hành động dứt khoát để đưa lạm phát về mức mục tiêu, trong bối cảnh chỉ số kinh tế quan trọng này hiện lên cao nhất trong nhiều thập niên. Tuy nhiên, để giảm lạm phát và duy trì môi trường tài chính ổn định là thách thức lớn, khi xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ ở nhiều nước đang làm tăng nguy cơ suy giảm kinh tế.
Việt Nam chia sẻ quan điểm quyền con người mang tính phổ quát, là khát vọng và giá trị chung của toàn nhân loại, cùng những nội dung quan trọng tại các tuyên bố của Liên hợp quốc, các điều ước quốc tế về quyền con người. Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 với mong muốn đóng góp tích cực, trách nhiệm và hiệu quả hơn vào nỗ lực chung thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trên thế giới.
Số liệu thống kê cụ thể trên worldometers.info, tính đến sáng ngày 11/10, thế giới lần lượt ghi nhận tổng số 626.807.626 ca nhiễm và 6.561.662 trường hợp tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 138.827 ca nhiễm mới, trong đó, châu Á đứng đầu với 71.435 ca.
Vụ tấn công bằng súng và dao ở Thái Lan khiến ít nhất 36 người thiệt mạng, trong đó có 24 trẻ em đã gây chấn động thế giới trong tuần qua. Bên cạnh đó, Ukraine ký sắc lệnh loại trừ mọi khả năng đàm phán với Nga; Indonesia truy tố hình sự 6 người do vụ bạo loạn sân cỏ; IMF cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu; Nhiều nguy cơ hiện hữu từ dịch bệnh;… là một số sự kiện đáng chú ý trong tuần qua (3-9/10).
Một loạt quốc gia châu Âu vừa công bố các gói ngân sách nhằm hỗ trợ cuộc sống của người dân và doanh nghiệp trong bối cảnh tỷ lệ lạm phát tăng cao kỷ lục do những căng thẳng địa chính trị. Hiện các chính phủ đang nỗ lực hết sức để bảo đảm an sinh xã hội, chèo lái đất nước bước qua giai đoạn khó khăn.
Theo TTXVN, Ủy ban Các vấn đề xã hội, nhân đạo và văn hóa, Khóa 77 Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thảo luận vấn đề thúc đẩy tiến bộ phụ nữ. Tại đây, đại diện Việt Nam đề cao tầm quan trọng của việc ngăn ngừa và loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử và bạo lực nhằm vào phụ nữ và trẻ em gái.
Theo Báo cáo hằng năm về năng lượng tái tạo và việc làm năm 2022 mới được Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA) phối hợp Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thực hiện, số lượng việc làm trên toàn thế giới trong lĩnh vực năng lượng tái tạo đã đạt 12,7 triệu vào năm 2021, tăng 700 nghìn việc làm mới chỉ trong 12 tháng, tiếp nối đà tăng trưởng mạnh mẽ trong 10 năm qua.
Tuần qua (26/9 – 2/10), bên cạnh một số sự kiện đáng chú ý như Lễ quốc tang cố Thủ tướng Abe Shinzo chính thức diễn ra tại trung tâm thủ đô Tokyo; diễn biến xung quanh kết quả cuộc bầu cử Italy, thế giới tiếp tục chứng kiến các bất ổn leo thang trong bối cảnh Triều Tiên liên tục phóng tên lửa hay Nga tiến hành điều tra "khủng bố quốc tế'" vụ rò rỉ đường ống dẫn khí đốt Nord Stream…
Theo thống kê trên worldometers.info, tính đến sáng ngày 29/9, thế giới lần lượt ghi nhận tổng số 621.514.045 ca nhiễm và 6.543.798 trường hợp tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 307.349 ca nhiễm mới, trong đó, châu Âu đứng đầu với 182.052 ca.
Tuần qua (19 – 25/9), sau hai năm gián đoạn, lần đầu tiên kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc quy tụ sự góp mặt trực tiếp của nhiều lãnh đạo thế giới. Bên cạnh đó, cộng đồng quốc tế còn chứng kiến những quyết định cứng rắn khi Tổng thống Nga ký sắc lệnh tổng động viên quân đội; 4 khu vực ở Ukraine trưng cầu dân ý về việc sáp nhập vào Nga; Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo; hay các quốc gia tăng tốc nhằm kiềm chế lạm phát…
Đưa thế giới trở lại lộ trình phát triển bền vững là thông điệp mạnh mẽ được Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres (A.Gu-tê-rét) đưa ra tại Hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc. Người đứng đầu tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh kêu gọi cộng đồng quốc tế nỗ lực hơn cho lộ trình phát triển, vốn đang đứng trước thời điểm mang tính quyết định, song bị đe dọa bởi hàng loạt cuộc khủng hoảng.
Liên hợp quốc ước tính, khoảng 222 triệu trẻ em trên khắp thế giới đang bị gián đoạn học tập do xung đột hoặc các thảm họa khí hậu. Bảo đảm cho trẻ em được tiếp cận giáo dục là nhiệm vụ cấp bách toàn cầu, bởi chỉ khi được học hành, các "mầm xanh tương lai" mới có thể tránh khỏi những mối đe dọa về lao động trẻ em, tảo hôn... và có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tổng Giám đốc WHO cho rằng thế giới đang ở thời điểm thuận lợi nhất để chấm dứt đại dịch COVID-19. Bên cạnh đó, nhiều nước đóng cửa Đại sứ quán ở Haiti; xảy ra giao tranh ở khu vực biên giới Azerbaijan - Armenia; vụ giẫm đạp tại Guatemala; nạn đói cấp tính tăng 123% trong vòng 6 năm;… là một số tin tức thế giới đáng chú ý trong tuần qua (12-18/9).
Tính đến sáng 12/9, thế giới lần lượt ghi nhận tổng số 613.694.480 ca nhiễm và 6.516.263 trường hợp tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 285.152 ca nhiễm COVID-19 mới, trong đó châu Á chiếm phần lớn với 176.696 trường hợp.
Với tâm niệm “gìn giữ tiếng Việt chính là giữ được truyền thống văn hóa, bản sắc cội nguồn Việt Nam”, từ hàng chục năm qua, bà Oanh không ngừng nỗ lực để lan tỏa tình yêu tiếng Việt tới nhiều thế hệ con em kiều bào trong tỉnh Udon Thani, Thái Lan.