Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở xã Chiềng Pằn (Yên Châu) đã thay đổi tư duy sản xuất, tập trung phát triển rau an toàn, tạo sản phẩm sạch cung cấp cho thị trường, giúp bà con có nguồn thu nhập đáng kể.
Sau 3 năm (2017-2019) thực hiện Đề án “Phát triển đảng viên tại các chi bộ có dưới 9 đảng viên” của Ban Thường vụ huyện ủy Yên Châu, công tác phát triển đảng trên địa bàn đã có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở. Đây là một trong những nhiệm vụ đột phá trong thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Châu lần thứ XX (nhiệm kỳ 2015-2020).
Với ưu điểm về giá trị dinh dưỡng cao, dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, thời gian gần đây, cây măng tây được nhiều nông dân trên địa bàn huyện Yên Châu đưa vào trồng thử nghiệm, bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
Xác định công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân là nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua, Trạm Y tế thị trấn Yên Châu đã tranh thủ mọi nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, triển khai thực hiện hiệu quả công tác khám, chữa bệnh cho người dân và tăng cường công tác y tế dự phòng ở địa phương.
“Người dân đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; tích cực tham gia, đóng góp xây dựng nông thôn mới...”, là những thông tin của ông Nguyễn Quang Hưng, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Yên Châu, khi nói về phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở bản Mệt Sai, xã Sặp Vạt.
Thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trên địa bàn huyện Yên Châu đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến có cách làm hay, sáng tạo trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao thu nhập. Một trong những điển hình đó là bản Huổi Hẹ, xã Viêng Lán.
Chiềng Pằn là xã vùng 1 của huyện Yên Châu, có tổng diện tích tự nhiên 3.976 ha, trước đây, Chiềng Pằn có 11 bản. Từ cuối năm 2019, thực hiện chủ trương sáp nhập bản, Chiềng Pằn hiện còn 9 bản, trong đó 6 bản có rừng, với tổng diện tích trên 2.000 ha. Những năm qua, ngoài đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, với nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, Chiềng Pằn là một trong những xã làm tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của huyện Yên Châu.
Xác định chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp, những năm qua, huyện Yên Châu đã xây dựng kế hoạch, triển khai nhiều biện pháp cải thiện, nâng cao chỉ số PAPI trên địa bàn.
Là cộng đồng dân tộc đông nhất ở Yên Châu, chiếm hơn 53% dân số trong toàn huyện, đồng bào Thái nơi đây vẫn còn giữ gìn được nhiều nét văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc thể hiện qua phong tục, tập quán, làn điệu dân ca, nhạc cụ dân tộc... Trong đó, phải kể đến nhạc cụ trống, chiêng.
Câu lạc bộ nữ xoài, xã Chiềng Hặc (Yên Châu) mới được thành lập, nhưng đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm xoài trên địa bàn huyện Yên Châu nói chung và xã Chiềng Hặc nói riêng.
Ngày 25/3, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 huyện Yên Châu đã tổ chức diễn tập phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Dự diễn tập có thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; Bệnh viện Đa khoa tỉnh; Bệnh viện Phổi tỉnh; Bệnh viện Đa khoa các huyện; trung tâm y tế các huyện; trạm y tế các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Yên Châu.
Hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2020, ngày 20/3, Huyện Đoàn Yên Châu phối hợp với Chi đoàn Công an, Viện Kiểm sát, Agribank, BIDV huyện Yên Châu tổ chức Chương trình phát khẩu trang và xà phòng miễn phí cho người dân trên địa bàn thị trấn Yên Châu để chung tay vì cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.
Những năm qua, huyện Yên Châu đã khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao và tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần tăng thu nhập, hướng tới phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững.
Ngày 15/3, Chi bộ Trường THPT Yên Châu (Yên Châu) đã tổ chức Đại hội lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025. Đây là Đại hội được Ban Thường vụ huyện ủy Yên Châu chọn làm đại hội điểm của các chi bộ trực thuộc Huyện ủy. Dự và chỉ đạo Đại hội có lãnh đạo Huyện ủy; Tổ công tác Ban Thường vụ huyện ủy Yên Châu; Bí thư, Phó Bí thư các chi bộ trực thuộc Huyện ủy và 58 đảng viên của Chi bộ.
5 năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã được các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể trên địa bàn huyện Yên Châu triển khai rộng khắp với nhiều hình thức đa dạng, thiết thực. Từ phong trào đã xuất hiện nhiều mô hình, điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của huyện, tăng cường khối đoàn kết toàn dân và củng cố niềm tin của nhân dân với Ðảng, chính quyền.
Năm 2016, Chiềng Pằn là xã đầu tiên của huyện Yên Châu đạt chuẩn nông thôn mới. Sau khi được công nhận, cấp ủy, chính quyền xã tiếp tục chỉ đạo thực hiện giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí, góp phần đổi thay bộ mặt nông thôn, từng bước cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân.
Những ngày này, nhân dân các xã trên địa bàn huyện Yên Châu đang tập trung chăm sóc cây trồng vụ xuân. Trong đó, công tác chống hạn đảm bảo đủ nước cho diện tích lúa xuân được chính quyền và người dân đặc biệt coi trọng.
Có dịp trở lại bản Lao Khô, xã Phiêng Khoài (Yên Châu), chúng tôi nhận thấy có nhiều đổi thay ở vùng cao biên giới này. Khác với cảnh nông thôn trước đây, khi mặt trời lặn các ngõ xóm tối mịt, thì nay các tuyến đường đã có đèn đường nhờ công trình “Thắp sáng đường quê”. Có điện đường vào buổi tối giúp bà con đi lại an toàn, an ninh trật tự trên địa bàn cũng được đảm bảo hơn.
Những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn huyện Yên Châu đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, người dân thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế; tích cực đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội, tạo sự gắn kết giữa các gia đình, dòng tộc trong cộng đồng, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Thiếu tá Tạ Đức Mạnh, cán bộ quân y Đồn Biên phòng Chiềng Tương (Yên Châu) được cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong vùng trìu mến gọi là “Thầy thuốc của dân bản”. 26 năm gắn bó với miền biên giới, thiếu tá Mạnh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm lo sức khỏe cho cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị và nhân dân trên địa bàn, góp phần gắn kết tình quân - dân nơi biên giới.