Công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Yên Châu

Những năm qua, huyện Yên Châu đã tập trung chỉ đạo các cơ quan, lực lượng chức năng và chính quyền các xã tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, PCCCR, quản lý lâm sản. Đặc biệt, sau 10 năm triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã có nhiều tác động tích cực đến chất lượng rừng, từng bước nâng cao độ che phủ của rừng, góp phần vào bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, chống xói mòn, bảo vệ nguồn nước và bảo vệ đa dạng sinh học.

 

Rừng khoanh nuôi ở bản Pa Khôm, xã Mường Lựm (Yên Châu) được nhân dân quản lý, bảo vệ phát triển tốt.

 

Trên địa bàn huyện Yên Châu hiện có trên 41.000 ha rừng, trong đó 39.145 ha rừng tự nhiên và gần 1.900 ha rừng trồng; tập trung chủ yếu ở các xã Chiềng Hặc, Tú Nang, Chiềng Tương, Phiêng Khoài, Lóng Phiêng, Chiềng On, Sặp Vạt, Chiềng Pằn, Mường Lựm... tỷ lệ che phủ của rừng đạt 47,8%. Trao đổi với ông Mai Hồng Lưu, Trưởng Chi nhánh Quỹ bảo vệ phát triển rừng Mai Sơn - Yên Châu được biết, giai đoạn từ năm 2011 đến hết năm 2018, huyện Yên Châu được chi trả 62 tỷ 378 triệu đồng, từ nguồn tài chính này đã tạo thêm nhiều việc làm, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, biên giới của huyện.

 

Để chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đi vào cuộc sống, hằng năm, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh đã phân công cán bộ phụ trách địa bàn theo dõi, giám sát việc thực hiện chính sách và quản lý, sử dụng nguồn kinh phí được chi trả của các chủ rừng là cộng đồng, tổ chức chính trị xã hội các bản, bảo đảm công khai, minh bạch và đúng mục đích. Đồng thời, huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ rừng của các chủ rừng và người dân; tổ chức ký cam kết giữa các chủ dự án, UBND các xã với UBND huyện về công tác bảo vệ, PCCCR; xây dựng quy chế, hương ước, quy ước quản lý, bảo vệ rừng; thành lập các tổ, đội bảo vệ rừng tại các xã, bản; tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý các hoạt động khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn. Hằng năm, từ nguồn tài chính này đã giúp các cộng đồng rà soát, bổ sung quy định nâng cao trách nhiệm của cộng đồng và người dân trong việc quản lý, bảo vệ rừng. Các bản, tiểu khu được hưởng chính sách đã có thêm điều kiện tổ chức, củng cố các tổ, đội bảo vệ rừng, mua sắm dụng cụ phục vụ công tác tuần tra, kiểm soát, PCCCR; kết hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật với xây dựng lực lượng bảo vệ rừng ở cơ sở. Đến nay, trên địa bàn huyện đã thành lập, kiện toàn 15 ban chỉ huy bảo vệ rừng, PCCCR cấp xã, với 423 thành viên, thành lập 11 tổ, đội bảo vệ rừng cấp xã, với 130 người và 163 tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, PCCCR các bản với 2.173 người.

 

Bản Nghe, xã Sặp Vạt là một trong những cơ sở làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng và sử dụng hiệu quả tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng. Bản có 110 hộ, trong đó có 15 hộ và 3 nhóm hộ được hưởng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng với diện tích 223 ha, từ năm 2011 đến 2018, các chủ rừng đã được chi trả gần 1 tỷ đồng. Bà Lò Thị Thu, trưởng bản cho biết: Những năm gần đây, bản đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từng bước giảm diện tích cây lương thực ngắn ngày trên đất dốc. Đặc biệt, từ khi có chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, đã giúp bản có thêm điều kiện hỗ trợ bà con sinh kế, nên không còn tình trạng phá rừng làm nương. Từ nguồn kinh phí dịch vụ môi trường rừng, ngoài việc hỗ trợ công tác quản lý, bảo vệ rừng, bà con đã đóng góp xây dựng 20 km đường bê tông và một số công trình phục vụ đời sống và sản xuất.

 

Có thể khẳng định, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã mang lại hiệu quả thiết thực, từng bước nâng cao ý thức và trách nhiệm của người dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng ở Yên Châu. Diện tích rừng tự nhiên được bảo vệ tốt hơn, chất lượng rừng, trữ lượng gỗ trong rừng được cải thiện rõ rệt, phát huy được năng lực phòng hộ đầu nguồn và nâng cao hiệu quả công tác trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc. Theo ông Mai Hồng Lưu, Trưởng Chi nhánh Quỹ bảo vệ phát triển rừng Mai Sơn - Yên Châu, đến thời điểm này, đơn vị đã phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện tổ chức rà soát xong toàn bộ diện tích rừng trên địa bàn đủ điều kiện chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2019 và đang tập trung hoàn thiện hồ sơ để tổ chức chi trả cho các chủ rừng.

Ngọc Thuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 30/10/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 30/10/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa có cường độ ổn định, sau suy yếu chậm. Thời tiết: Mây thay đổi, không mưa, đêm và sáng sớm trời lạnh, vùng núi cao có nơi trời rét, ngày nắng.
  • 'Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Thời sự - Chính trị -
    Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 30/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia thảo luận tại tổ đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.