Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Phát triển nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao

Thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021–2030, tỉnh Sơn La đã triển khai đồng bộ các giải pháp chăm lo, giáo dục thanh niên toàn diện, qua đó phát triển nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao và phát huy vai trò xung kích, tình nguyện trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Giọng nữ

Hiện thực hóa các mục tiêu

Thực hiện Quyết định số 1331/QĐ-TTg ngày 24/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021–2030, tỉnh Sơn La đã ban hành các kế hoạch, nghị quyết triển khai giai đoạn 2023–2030 với 6 mục tiêu trọng tâm: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho thanh niên; nâng cao kiến thức, kỹ năng, đảm bảo cơ hội học tập, sáng tạo; nâng chất lượng đào tạo nghề, tạo việc làm bền vững; phát triển nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao; chăm sóc sức khỏe, đời sống văn hóa, tinh thần cho thanh niên; phát huy vai trò thanh niên trong phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ Tổ quốc.

Đoàn xã Chiềng Khương với hoạt động sân chơi mùa hè cho thiếu nhi tại điểm trường mầm non bản Mo, Trường Mầm non Hoa Hồng. 

Chị Cầm Thị Huyền Trang, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn, cho biết: Toàn tỉnh hiện có 1 Ban công tác Đoàn và thanh thiếu nhi cấp tỉnh, 75 ban cấp xã, hơn 2.900 chi đoàn, với gần 65.000 đoàn viên. Thanh niên Sơn La có trình độ, sức khỏe, ý thức pháp luật, sống có lý tưởng, giàu nghị lực, khát vọng vươn lên lập thân, khởi nghiệp. Tuy nhiên, do đặc thù miền núi, biên giới, đa dân tộc, trình độ dân trí chưa đồng đều; việc làm, thu nhập, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp; kỹ năng, ngoại ngữ, chuyên môn của thanh niên vùng sâu còn hạn chế.

Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác thanh niên bằng nhiều hình thức phong phú. Đồng thời, triển khai các kế hoạch của UBND tỉnh gắn với các đề án như: “Giáo dục lý tưởng cách mạng trên không gian mạng”, “Phát huy tài năng trẻ”, “Nâng cao năng lực số cho thanh niên”, “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”... nhằm cụ thể hóa mục tiêu chiến lược phát triển thanh niên, đảm bảo hiệu quả và lan tỏa sâu rộng.

Sau 5 năm triển khai, các cơ sở Đoàn trong tỉnh đã phát huy vai trò, trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên trong thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển thanh niên, góp phần vào thành tựu chung của tỉnh. 20 chỉ tiêu thuộc 6 nhóm mục tiêu đều đạt từ 80% đến 100%, hoàn thành kế hoạch đề ra theo giai đoạn 2023-2025. 

Mô hình vườn ươm giống cây cà phê của ĐVTN xã Púng Bánh. 

Toàn tỉnh đã tổ chức 5 cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp cấp tỉnh với 150 dự án tham gia; hỗ trợ vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội cho 100 dự án thanh niên khởi nghiệp. Nhiều hoạt động chuyển đổi số được triển khai để quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP của thanh niên qua các phiên livestream trên TikTok, Facebook tại Sông Mã, Mai Sơn, Phù Yên, với 25.000 đơn hàng nông sản, thu lợi trên 1 tỷ đồng. Công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho thanh niên được chú trọng, đã có 1.162 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, trong đó 70% là thanh niên. Dự kiến đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm còn 3,65%.

Anh Bàn Văn Nam, bản Co Phay, xã Tân Yên, hiện đang làm việc tại Đài Loan theo diện xuất khẩu lao động, cho biết: Năm 2022, khi huyện Mộc Châu tổ chức Ngày hội tư vấn việc làm, tôi được tư vấn nghề xây dựng tại Đài Loan và quyết định làm hồ sơ, học tiếng để đi lao động. Hiện thu nhập bình quân đạt khoảng 30 triệu đồng/tháng, giúp gia đình cải thiện cuộc sống và tích lũy vốn để sau này phát triển kinh tế tại quê hương.

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về cảnh giác lừa đảo trên không gian mạng cho ĐVTN phường Chiềng Sinh. 

Đoàn viên, thanh niên tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; kịp thời phát hiện, bồi dưỡng và tuyên dương các cá nhân, tập thể tiêu biểu. Trong 5 năm qua, toàn tỉnh đã công nhận 126 sinh viên “5 tốt”, 337 học sinh “3 tốt” và 2 học sinh “3 rèn luyện” cấp tỉnh. Đồng thời, tổ chức 126 hoạt động nâng cao năng lực số, “Bình dân học vụ số” và 513 hoạt động hỗ trợ dịch vụ công trực tuyến. 

Phát huy vai trò xung kích vì cộng đồng, giai đoạn 2021–2025, các cơ sở đoàn trong tỉnh đã duy trì 32 mô hình tư vấn pháp luật, 24 câu lạc bộ lý luận trẻ. Hơn 700 báo cáo viên, tuyên truyền viên đoàn giữ vai trò nòng cốt, góp phần giúp 100% thanh niên hằng năm được tiếp cận nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật và kiến thức quốc phòng, an ninh. Tổ chức hàng trăm chương trình ý nghĩa tại cơ sở như hoạt động giáo dục kỹ năng về sức khỏe, thể chất; giao lưu văn hóa văn nghệ, thể thao, sinh hoạt cộng đồng. Phối hợp triển khai các đợt khám, phát thuốc miễn phí; vận động xây dựng 45 công trình dân sinh và trao hàng nghìn suất quà, học bổng cho học sinh vùng cao, biên giới, với tổng kinh phí trên 15 tỷ đồng.

Cầu dân sinh do Ban công tác Đoàn và thanh thiếu nhi, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, phối hợp với nhà hảo tâm xây dựng cho nhân dân bản Pá Kạch, xã Mường Lạn. 

Đào tạo nguồn nhân lực trẻ 

Chị Cầm Thị Huyền Trang, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn, cho biết thêm: Giai đoạn 2026–2030, Tỉnh đoàn tiếp tục duy trì, phát huy kết quả đã đạt được, đồng thời tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh các giải pháp hỗ trợ thanh niên vùng cao, biên giới, vùng sâu, vùng xa; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao; tạo cơ hội học tập, nghiên cứu, khởi nghiệp; nâng cao chất lượng dạy nghề, việc làm bền vững… hướng tới xây dựng lớp thanh niên toàn diện, yêu nước, tự cường, có lý tưởng và khát vọng vươn lên.

Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền về trách nhiệm trong quản lý nhà nước về thanh niên; triển khai chính sách hỗ trợ thanh niên từ 16 đến dưới 18 tuổi, thanh niên xung phong, tình nguyện. Đồng thời, tăng cường phối hợp giữa các ngành, chính quyền các cấp với MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp, doanh nghiệp trong lồng ghép chỉ tiêu phát triển thanh niên vào kế hoạch của địa phương, ngành. Rà soát, điều chỉnh mục tiêu, chỉ tiêu phát triển thanh niên cho phù hợp thực tiễn.

Đổi mới các hình thức cung cấp dịch vụ công như: Hỗ trợ thanh niên học tập, sáng tạo, nghiên cứu khoa học; thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Phối hợp xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động, nâng cao chất lượng dự báo thị trường lao động ngắn hạn và dài hạn để thanh niên có cơ hội xác định và lựa chọn ngành nghề phù hợp với khả năng và trình độ chuyên môn. Nâng cao chất lượng mạng lưới cung cấp dịch vụ việc làm, dịch vụ khởi nghiệp định hướng, hỗ trợ thanh niên tạo việc làm và khởi nghiệp.

Cùng với đó, khuyến khích các tổ chức, cá nhân cung cấp, hỗ trợ các dịch vụ tư vấn tâm lý cho thanh niên. Đầu tư, xây dựng các thiết chế văn hóa, thể dục, thể thao, các công trình phúc lợi xã hội để đáp ứng tốt hơn nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tinh thần cho thanh niên… Phấn đấu đến năm 2030, có 70% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ THPT và tương đương. 100% thanh niên được tuyên truyền, phổ biến, cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật thông qua các ứng dụng pháp luật trực tuyến, mạng xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 3%. Trên 30% thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn và 20% thanh niên là người khuyết tật, người nhiễm HIV, người sau cai nghiện, sau cải tạo…

Thanh niên là lực lượng lao động đông đảo trong xã hội, có khả năng tiếp thu nhanh khoa học - công nghệ, cập nhật xu hướng mới, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên phát triển toàn diện mọi lĩnh vực chính là cơ hội để thanh niên được rèn luyện, cống hiến và trưởng thành. Với sự quan tâm, định hướng của các cấp ủy đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị, thanh niên Sơn La tiếp tục phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, khẳng định vị thế, vai trò trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Huyền Trăng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tập trung nguồn lực chuyển đổi số

    Tập trung nguồn lực chuyển đổi số

    Thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia, tỉnh Sơn La tập trung ưu tiên nguồn lực, xây dựng thể chế, chính sách số và hạ tầng và nhân lực số, góp phần xây dựng nền hành chính hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính nhanh gọn, hiệu quả.
  • 'Hòa chung nhịp đập về khát vọng thịnh vượng

    Hòa chung nhịp đập về khát vọng thịnh vượng

    Thời sự - Chính trị -
    Brazil cách Việt Nam nửa vòng Trái đất. Bay thẳng từ Hà Nội tới thành phố Rio de Janeiro mất 25 tiếng kể cả dừng kỹ thuật giữa chặng, nhưng sự mệt mỏi dường như tan biến khi những người bạn Brazil đã dành cho Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sự đón tiếp trọng thị, nồng ấm, thân tình.
  • 'Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

    Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

    Du lịch -
    Phát huy tiềm năng, thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên và những giá trị di tích lịch sử, bản sắc văn hóa các dân tộc, tỉnh Sơn La đã tập trung đầu tư và ban hành các chính sách ưu tiên thúc đẩy phát triển du lịch để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Du lịch trải nghiệm hồ Suối Chiếu

    Du lịch trải nghiệm hồ Suối Chiếu

    Du lịch -
    Cách trung tâm xã Mường Cơi hơn 15 km, hồ Suối Chiếu, mùa này nước xanh ngắt giữa những dãy núi bao quanh, vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh lặng, đầy cuốn hút, ngày càng nhiều du khách tìm đến trải nghiệm, khám phá.
  • 'Nặm Dên đoàn kết xây dựng nông thôn mới

    Nặm Dên đoàn kết xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Về bản Nặm Dên, xã biên giới Chiềng Sơn, cảm nhận rõ sự đổi thay của vùng đất này, tuyến đường nội bản được đổ bê tông sạch đẹp, có hệ thống đèn chiếu sáng; hai bên là những ngôi nhà xây kiên cố khang trang và đồi chè, vườn cây ăn quả xanh mướt, minh chứng cho cuộc sống no ấm của nhân dân.
  • 'Nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

    Nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

    Cải cách hành chính -
    Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp. Năm 2024, chỉ số PAPI tỉnh Sơn La được 43,8876 điểm, tăng 1,4291 điểm so với năm 2023; đứng thứ 25/63 tỉnh, thành phố, tăng 5 bậc so với năm 2023.
  • 'Tiện ích ứng dụng tra cứu địa chí Sơn La

    Tiện ích ứng dụng tra cứu địa chí Sơn La

    Khoa Giáo -
    Ứng dụng “Tra cứu địa chí Sơn La - Sonla.wiki” do các em học sinh Trường THCS Nguyễn Cảnh Toàn và Trường Tiểu học - THCS Chiềng Pằn, xã Yên Châu triển khai thực hiện, giúp người dùng tra cứu thông tin về Sơn La qua website và điện thoại thông tin nhanh chóng, hiệu quả. Sáng kiến đã đoạt giải nhì Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho học sinh THCS tỉnh Sơn La năm 2024.
  • 'Mai Tiên không ma túy

    Mai Tiên không ma túy

    An ninh trật tự -
    Thực hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, nhất là trong đấu tranh với tệ nạn ma túy, Ban quản lý bản Mai Tiên, xã Chiềng Mung đã có nhiều giải pháp tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong phát giác, tố giác tội phạm, ngăn chặn ma túy xâm nhập vào địa bàn. Nhờ đó, Bản Mai Tiên có 15 năm liên tục giữ vững danh hiệu “Bản không ma túy”.