Người giữ nghề mây tre đan truyền thống ở Quang Huy

Đến bản Mo 2, xã Quang Huy (Phù Yên), không khó để tìm được gia đình ông Si Văn Hoan, bởi ông có tiếng trong vùng là người có đôi bàn tay khéo léo, tạo ra những sản phẩm mây tre đan độc đáo, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Ông Si Văn Hoan hoàn thiện chiếc mâm mây.

 

Tận mắt chứng kiến ông Si Văn Hoan và vợ cùng nhau cặm cụi uốn từng vòng song, tỉ mẩn chuốt từng sợi dây mây, đan thành những chiếc mâm, chiếc ghế, bình trà đẹp mắt, chắc chắn, đủ mọi kích cỡ, khiến chúng tôi không khỏi thích thú và tò mò.

Nhớ lại những ngày bén duyên với nghề, ông Hoan kể: Năm 2007, khi Trung tâm Khuyến công tỉnh mở lớp dạy nghề mây giang đan tại xã, tôi đã đăng ký tham gia. Lớp học kéo dài trong vòng 3 tháng với 40 học viên, được các thợ lành nghề trang bị những kiến thức cơ bản về mẫu mã, chủng loại sản phẩm và thực hành “cầm tay chỉ việc” để làm ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ mây, tre, song. Sau khi hoàn thành khóa học, tôi đã bắt đầu làm ra những sản phẩm mây tre đan đơn giản, như vật dụng dùng trong gia đình. Dần thành thạo qua thời gian, giờ tôi có thể đan những sản phẩm đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao hơn, đẹp hơn.

Trước đây, để đan một chiếc mâm, ông Hoan mất khá nhiều thời gian và công đoạn từ phơi mây, chẻ nhỏ, chuốt sợi, ngâm nước để đảm bảo độ mềm, dẻo. Trong quá trình đan, phải thật khéo léo, bởi nếu không biết cách thì sợi mây rất dễ gãy. Khi chiếc mâm hoàn thành, ông thường để những chiếc mâm lên gác bếp đến khi ngả sang màu nâu đậm làm cho sản phẩm có màu đẹp hơn, chống mối mọt tốt hơn. Ông Hoan chia sẻ: Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, việc xử lý nguyên liệu đã không còn tốn nhiều thời gian nữa. Hiện, dây mây và song tôi đặt mua số lượng lớn tại làng nghề truyền thống mây tre đan Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ (Hà Nội). Mâm đã được phun sơn thay vì hong khói bếp. Không mất nhiều thời gian xử lý nguyên liệu, tôi tập trung vào tạo hoa văn cho sản phẩm, vì thế chất lượng và thẩm mỹ được nâng lên đáng kể, mẫu mã cũng ngày càng đa dạng và phong phú hơn.

Trong cuộc sống hiện đại, giữa sự cạnh tranh của nhiều vật dụng công nghiệp, những sản phẩm mây tre đan do ông Si Văn Hoan làm ra vẫn có chỗ đứng nhất định trên thị trường. Trung bình mỗi tháng, ông đan khoảng 8 sản phẩm mâm mây và được bán ra với giá từ 2 đến 5 triệu đồng/chiếc. Đặc biệt, vào dịp Tết Nguyên đán hằng năm, lượng khách đặt hàng tăng mạnh, nhất là các sản phẩm bình trà, ghế và mâm mây. Không chỉ làm giàu cho gia đình, ông Si Văn Hoan còn luôn trăn trở, tâm huyết với việc giữ nghề, bảo tồn nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Ông luôn sẵn sàng chỉ dạy, chia sẻ kinh nghiệm của mình cho những người có nhu cầu học nghề...

Lò Thái
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đổi thay ở Nặm Giắt

    Đổi thay ở Nặm Giắt

    Kinh tế -
    Về bản Nặm Giắt, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, những ngày này, chúng tôi hết sức ấn tượng bởi màu xanh của những đồi chè, vườn cà phê chín đỏ đang vào vụ thu hoạch. Nặm Giắt hôm nay đã có nhiều đổi thay, người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, mà đã biết cách lựa chọn các phương thức sản xuất phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế.
  • 'Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Xã hội -
    Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Châu đã triển khai hiệu quả chính sách tín dụng, giúp hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi. Đặc biệt, từ nguồn vốn vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho nhiều hộ dân ở nông thôn trên địa bàn.
  • 'Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số của ngành Kiểm sát Sơn La thời gian qua đã đạt kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và các hoạt động chuyên môn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.
  • 'Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Khoa Giáo -
    Trường THCS Ngọc Chiến, huyện Mường La, tập trung làm tốt công tác nấu ăn bán trú cho học sinh, góp phần duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục ở xã vùng III đặc biệt khó khăn.
  • 'Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Xã hội -
    Những năm qua, công tác khen thưởng của tỉnh không ngừng được đổi mới, bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch, coi trọng phát hiện, lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng, góp phần động viên cổ vũ kịp thời phong trào thi đua trên mọi lĩnh vực.