Nghệ thuật tạo hoa văn sáp ong trên vải

Se lanh, dệt vải, tạo hình hoa văn bằng sáp ong trên vải là một trong những nét đẹp mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Mông. Để tìm hiểu rõ hơn, chúng tôi đã đến bản Lụng Tra, xã Chiềng Lương (Mai Sơn), một trong những bản còn lưu giữ loại hình nghệ thuật này.

 

 

Se lanh, dệt vải là nghề truyền thống của phụ nữ Mông 

 

 

Sợi lanh sau khi phơi khô, được buộc lại thành từng bó

 

Bản Lụng Tra có 56 hộ dân, trong đó 25 hộ dân tộc Mông (chủ yếu ngành Mông hoa). Khi tiết trời chuyển sang thu, là thời điểm nông nhàn, người Mông bắt đầu thu hoạch lanh và chuẩn bị những công đoạn dệt vải, vẽ sáp ong. Được biết, nghệ thuật tạo hoa văn bằng sáp ong trên vải là nét riêng, độc đáo, chỉ có ở người Mông đen, Mông đỏ và Mông hoa. 

 

 

Sợi lanh đem nấu bằng nước tro liên tục trong 2 ngày đêm

đến khi thấy sợi lanh chuyển sang màu trắng thì vớt ra phơi phô

 

 

Sau khi cán cho sợi lanh bóng, mền thì cho vào guồng thành con sợi để mắc lên khung cửi và dệt

 

 

Người Mông chỉ dệt một loại vải lanh trơn có màu trắng ngà, khổ ngang 30-35 cm và dài hàng chục mét.

 

Theo bà Hờ Thị Khua, một trong những nghệ nhân còn lại của bản, đồng bào dân tộc Mông thường quan niệm: Người phụ nữ Mông phải biết se lanh, dệt vải, thêu thùa, đây là một trong những tiêu chí để đánh giá về nét đẹp, sự đảm đang. Vì vậy, khi các bé gái mới 6-7 tuổi đã được các bà, các mẹ truyền dạy cho kỹ năng dệt vải, thêu thùa. Riêng vẽ sáp ong, không yêu cầu kỹ thuật cao, nhưng nét vẽ phải chính xác, dứt khoát, vì sáp ong có độ bám dính cao, nếu sai không thể tẩy sửa, họa tiết coi như bị lỗi.     

 

 

Con gái Mông ai cũng phải biết se lanh, dệt vải, thêu thùa

 

 

Sáp ong và bộ bút vẽ tạo hình hoa văn

 

 

Sáp ong được đun bằng than củi để tạo mực vẽ

 

 Để có mực tạo hoa văn, nghệ nhân phải chọn sáp của những tổ ong rừng; sau khi bỏ mật, sáp được đun nóng chảy, lọc hết tạp chất, đổ vào bát cho khô để làm mực vẽ. Một bộ đồ nghề phải có nồi nấu sáp, bộ bút vẽ được chế tác thủ công với 16 họa tiết. Khi vẽ, nghệ nhân chuẩn bị chậu than củi để đun sáp ong, họ cũng có thể đặt trực tiếp lên bếp lửa, tuy nhiên dùng chậu than sẽ linh hoạt hơn. Trước khi vẽ, họ dùng chiếc bát sành miết cho mặt vải thật nhẵn, rồi bắt đầu vẽ, các loại hoa văn được trình bày chủ yếu là các hình học làm nền cho hình chính. In đến đâu, sáp ong khô, người vẽ cuộn vải lại đến đó. Để vẽ hoàn thành một dải vải gần chục mét làm thân váy, người phụ nữ phải vẽ cả tuần, cả tháng, thậm chí có khi vài tháng mới hoàn thành.   

 

 

Khi vẽ sáp ong, đòi hỏi người vẽ phải thực hiện nhanh, chính xác

 

 

Người Mông bản Lụng Tra nhuộm vải lanh bằng nước của cây Cang

 

Tấm vải lanh sau khi vẽ hoa văn bằng sáp ong được đem đi luộc cho lớp sáp bong hết, để lại hoa văn trên lớp vải. Sau đó, nhuộm vải lanh bằng cây cang (giống cây chàm). Thời điểm nhuộm thích hợp nhất là tháng 7-8 âm lịch, vì thời gian này trời nắng nhiều, vải mau khô và bắt màu tốt. Những tấm vải lanh này được sử dụng làm mặt địu hoặc xếp nếp làm thân váy. Ngoài ra, để tạo điểm nhấn cho chiếc váy, người Mông hoa còn thêu thổ cẩm trên vải lanh, với gam màu nóng là chủ đạo, có thể là màu đỏ, màu vàng, màu tím, xanh, cà rốt... khiến cho bộ trang phục Mông rực rỡ nhưng vẫn giữ nét nền nã. 

 

 

Hoa văn hình học thường làm nền cho những hoa văn chính

 

 

Những chiếc váy hoa rực rỡ, đặc trưng của người Mông hoa

 

Ông Thào A Sự, Bí thư Chi bộ bản Lụng Tra, cho biết: Nghệ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải lanh hiện nay được truyền dạy bằng phương pháp truyền khẩu, thực hành trực tiếp, do những người phụ nữ lớn tuổi truyền dạy. Để bảo tồn và lưu giữ nét đẹp truyền thống này, hằng năm vào những ngày lễ, tết, xã tổ chức cho các bản thi trình diễn trang phục dân tộc, thi dệt và vẽ sáp ong trên vải. Vì vậy, loại hình tri thức dân gian mang bí quyết nghề và tính mỹ thuật cao này vẫn được giữ gìn và phát huy.

 

 

Phụ nữ Mông tranh thủ thêu thùa lúc nông nhàn

 

 

Những tấm vải lanh được thêu họa tiết thổ cẩm

 

 

Nghệ nhân truyền dạy kinh nghiệm in sáp ong cho thế hệ trẻ

 

 

Những bộ áo váy truyền thống tôn lên vẻ đẹp cho người phụ nữ Mông hoa

 

Ngoài bản Lụng Tra, nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải lanh còn được lưu giữ, bảo tồn ở các địa phương khác, như: Bản Tà số 1, 2, xã Chiềng Hắc và bản Pha Luông, xã Chiềng Sơn (Mộc Châu); bản Háng Đồng, xã Háng Đồng (Bắc Yên)... Tại Bảo tàng tỉnh hiện nay đang trưng bày những sản phẩm áo váy của đồng bào dân tộc Mông với họa tiết hoa văn được vẽ bằng sáp ong để giới thiệu với du khách. Đây là nét đẹp văn hóa truyền thống cần được quan tâm bảo tồn và phát huy.   

 

 

 

Minh Thu - Thuỷ Tiên

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đổi thay ở Nặm Giắt

    Đổi thay ở Nặm Giắt

    Kinh tế -
    Về bản Nặm Giắt, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, những ngày này, chúng tôi hết sức ấn tượng bởi màu xanh của những đồi chè, vườn cà phê chín đỏ đang vào vụ thu hoạch. Nặm Giắt hôm nay đã có nhiều đổi thay, người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, mà đã biết cách lựa chọn các phương thức sản xuất phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế.
  • 'Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Xã hội -
    Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Châu đã triển khai hiệu quả chính sách tín dụng, giúp hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi. Đặc biệt, từ nguồn vốn vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho nhiều hộ dân ở nông thôn trên địa bàn.
  • 'Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số của ngành Kiểm sát Sơn La thời gian qua đã đạt kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và các hoạt động chuyên môn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.
  • 'Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Khoa Giáo -
    Trường THCS Ngọc Chiến, huyện Mường La, tập trung làm tốt công tác nấu ăn bán trú cho học sinh, góp phần duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục ở xã vùng III đặc biệt khó khăn.
  • 'Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Xã hội -
    Những năm qua, công tác khen thưởng của tỉnh không ngừng được đổi mới, bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch, coi trọng phát hiện, lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng, góp phần động viên cổ vũ kịp thời phong trào thi đua trên mọi lĩnh vực.