Lan tỏa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Sau 20 năm thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh đã thực sự đi vào cuộc sống, lan tỏa vào từng lĩnh vực trong xã hội, khơi dậy tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

 

Văn hóa dân tộc truyền thống được bảo vệ và phát huy.

 

Bám sát các nội dung của phong trào và xuất phát từ thực tiễn, các cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đề ra kế hoạch, giải pháp đồng bộ với nhiều cách làm sáng tạo phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và bản sắc văn hóa của 12 dân tộc trên địa bàn tỉnh. Trong đó, công tác tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích và nội dung của phong trào đến các tầng lớp nhân dân được đặc biệt coi trọng, nhất là vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, gắn thực hiện phong trào thi đua yêu nước, phong trào xây dựng nông thôn mới. Theo đó, các cơ quan thông tin, tuyên truyền đã xây dựng kế hoạch, tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống pa nô, áp phích, băng rôn, cờ, khẩu hiệu; tổ chức các hoạt động trưng bày triển lãm, chiếu phim lưu động; đẩy mạnh hoạt động của hệ thống thư viện, phòng đọc sách, tủ sách pháp luật của các xã, thị trấn, thư viện các cơ quan, đơn vị, trường học; tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, hội thi, hội diễn... Qua đó, góp phần nâng cao hiểu biết, tạo chuyển biến tích cực và sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân trong thực hiện phong trào và đạt nhiều kết quả thiết thực, từng bước đi vào chiều sâu và trở thành phong trào thi đua yêu nước rộng lớn. Thông qua các nội dung hoạt động của phong trào, đã phát huy truyền thống tương thân, tương ái, đẩy mạnh hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, thăm hỏi, động viên, thể hiện lòng biết ơn đối với người có công, góp phần gắn kết người dân nêu cao ý thức trách nhiệm, tích cực hưởng ứng tham gia xây dựng nông thôn mới, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở. Nhiều giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể tiếp tục được bảo tồn và phát huy giá trị; các thiết chế văn hóa - thể thao được quan tâm đầu tư xây dựng. Hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao ngày càng phát triển; việc cưới, việc tang và lễ hội được thực hiện theo đúng quy định. Khơi dậy tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo, xây dựng đô thị văn minh, hiện đại...

Đến hết năm 2019, toàn tỉnh có 1.684/1.765 đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp được bình xét đạt danh hiệu văn hóa (đạt tỷ lệ 95%). Năm 2020, toàn tỉnh có  211.368/284.569 hộ đăng ký danh hiệu gia đình văn hóa (tỷ lệ 78%); 1.764/2.509 bản, tổ dân phố đăng ký đạt danh hiệu bản, tổ dân phố văn hóa (tỷ lệ 70%). Phong trào thể dục thể thao quần chúng đã có bước phát triển cả về chất lượng và số lượng, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, số người tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đạt 27%, số hộ gia đình thể thao đạt 22%... Cùng với đó, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị, cũng đạt được nhiều kết quả tích cực. Tính đến hết năm 2019, toàn tỉnh có 12 xã được công nhận xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; 71/188 xã đạt chuẩn tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa; 50/188 xã đạt chuẩn tiêu chí số 16 về văn hóa; toàn tỉnh có 41 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, thành phố Sơn La được công nhận hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, phong trào học tập lao động sáng tạo, xây dựng người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến đã trở thành phong trào thi đua sôi nổi, nhiều cá nhân và tập thể điển hình tiên tiến được tuyên dương, khen thưởng tại nhiều hội nghị cấp tỉnh, huyện, ngành. Nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả được nhân rộng, nhiều trang trại được hình thành, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, có nhiều hộ gia đình cho thu nhập cao từ 1 tỷ đồng đến trên 5 tỷ đồng/năm.

Có thể thấy, những kết quả sau 20 năm thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã góp phần tích cực xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thủy Ngân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đổi thay ở Nặm Giắt

    Đổi thay ở Nặm Giắt

    Kinh tế -
    Về bản Nặm Giắt, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, những ngày này, chúng tôi hết sức ấn tượng bởi màu xanh của những đồi chè, vườn cà phê chín đỏ đang vào vụ thu hoạch. Nặm Giắt hôm nay đã có nhiều đổi thay, người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, mà đã biết cách lựa chọn các phương thức sản xuất phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế.
  • 'Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Xã hội -
    Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Châu đã triển khai hiệu quả chính sách tín dụng, giúp hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi. Đặc biệt, từ nguồn vốn vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho nhiều hộ dân ở nông thôn trên địa bàn.
  • 'Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số của ngành Kiểm sát Sơn La thời gian qua đã đạt kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và các hoạt động chuyên môn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.
  • 'Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Khoa Giáo -
    Trường THCS Ngọc Chiến, huyện Mường La, tập trung làm tốt công tác nấu ăn bán trú cho học sinh, góp phần duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục ở xã vùng III đặc biệt khó khăn.
  • 'Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Xã hội -
    Những năm qua, công tác khen thưởng của tỉnh không ngừng được đổi mới, bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch, coi trọng phát hiện, lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng, góp phần động viên cổ vũ kịp thời phong trào thi đua trên mọi lĩnh vực.