Phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Thời điểm này, đang chuẩn bị bước vào mùa hè, thời tiết thay đổi thất thường, là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh truyền nhiễm phát triển, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, như: Sởi, cúm, sốt xuất huyết, thủy đậu... Công tác phòng chống dịch bệnh cho nhân dân đang được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, các đơn vị y tế giám sát, phát hiện để điều trị kịp thời ngay tại cơ sở.

Giọng nữ
Bác sĩ Khoa nhi Bệnh viện Đa khoa Cuộc Sống thăm khám bệnh nhi.

Trạm Y tế xã Chiềng Sơ, huyện Sông Mã những ngày này, y, bác sỹ đang tuyên truyền phòng chống các bệnh truyền nhiễm, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm. Bác sỹ Lường Văn Bình, Trạm trưởng, cho biết: Phòng chống bệnh sởi, chúng tôi tuyên truyền về những điều cần biết và cách phòng chống bệnh sởi, các dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi tại cộng đồng dân cư, trường học, khu tập trung đông người... Riêng tiêm chủng mở rộng, xã có trên 92% số trẻ em được tiêm chủng đủ các loại vắc xin đúng theo độ tuổi; trên 95% số phụ nữ có thai được quản lý thai kỳ...

Theo thống kê của Trung tâm Y tế huyện Sông Mã, từ đầu năm đến nay, huyện ghi nhận ổ dịch sởi phát hiện đầu tiên tại xã Nậm Ty, đến nay, toàn huyện có 134 ca mắc tại các xã: Chiềng Khoong, Chiềng Sơ, Nà Nghịu, Chiềng Cang, Chiềng Phung... Ngoài ra, có 4 ca mắc viêm màng não; 1 ca mắc lao phổi.

Trung tâm Y tế huyện chỉ đạo các trạm y tế xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền trực tiếp tại hộ gia đình; qua zalo, facebook; trên hệ thống loa truyền thanh xã, bản; chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị trang thiết bị, vật tư hóa chất, triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh; tăng cường phối hợp điều tra, giám sát, phát hiện, xử lý kịp thời các yếu tố nguy cơ, nhất là các bệnh dịch thường gặp trong thời điểm giao mùa.

Hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên để phòng chống dịch bệnh tại Trường Mầm non Hoa Anh Đào, huyện Sông Mã.

Tại tỉnh ta đã xuất hiện 1 ổ dịch sởi ở huyện Sông Mã; 10/12 huyện, thành phố, thị xã rải rác có hàng trăm trường hợp mắc sởi. Ngoài ra, còn ghi nhận 1.459 ca mắc cúm mùa; 1.149 ca tiêu chảy; 73 ca thủy đậu; 49 ca lỵ trực trùng; 32 ca lỵ a mip.

Bác sĩ Nguyễn Thị San, Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, cho biết: Thời điểm giao mùa, một số bệnh truyền nhiễm đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là dịch sởi, bệnh cúm diễn biến phức tạp. Đối tượng mắc chủ yếu là người già và trẻ em, nhất là ở những trẻ có hệ miễn dịch yếu, khả năng đề kháng suy giảm, vi rút gây bệnh dễ dàng xâm nhập. Hơn nữa, một số trường hợp bệnh cúm chuyển nặng, gây biến chứng nguy hiểm dẫn đến suy hô hấp, suy tuần hoàn, do người bệnh chủ quan không điều trị.

Trước diễn biến tình hình dịch bệnh, ngành Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh, các đơn vị y tế tăng cường công tác giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc bệnh truyền nhiễm tại các cơ sở y tế và cộng đồng để điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân và xử trí kịp thời ổ dịch, không để lây lan ra diện rộng; xây dựng phương án, kịch bản đáp ứng các tình huống dịch xảy ra; kiện toàn đội phản ứng nhanh phòng, chống dịch tuyến tỉnh, huyện, xã; tổ chức tập huấn chuyên môn công tác giám sát, điều trị bệnh; tăng cường tiêm chủng vắc xin phòng một số bệnh, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, nơi tập trung đông người.

Cán bộ Trạm Y tế xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã hướng dẫn người dân sử dụng thuốc nam phòng chống dịch bệnh.

Công tác điều trị tại các bệnh viện cũng được triển khai, nhất là việc chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, giường bệnh khi có số ca mắc bệnh tăng đột biến; xây dựng phương án dự phòng cách ly điều trị các ca bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Thạc sỹ, bác sĩ Nguyễn Thị Phương Thảo, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Cuộc sống, cho biết: Tại Khoa Nhi, đang điều trị 30 bệnh nhi mắc các bệnh cúm mùa, tiêu chảy, thủy đậu. Trẻ nhỏ hệ miễn dịch yếu, chậm thích nghi với biến đổi khí hậu, dễ bị nhiễm bệnh khi giao mùa. Khoa đã bố trí các phòng điều trị, tăng cường hội chẩn phối hợp giữa các khoa để kiểm soát nhiễm khuẩn, đảm bảo đủ thuốc, vật tư, trang thiết bị phục vụ khám, điều trị cho trẻ.

Cùng với những nỗ lực phòng, chống dịch bệnh của ngành y tế, mỗi người dân cần tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các loại vắc-xin phòng bệnh; vệ sinh môi trường sống, hạn chế đến nơi đông người; ăn chín, uống sôi đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Khi có dấu hiệu mắc bệnh, đến ngay cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời. Nếu phát hiện các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, chủ động báo cơ quan y tế và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời, không để bệnh lây lan trong cộng đồng.

Nguyễn Thư
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Hằng năm, huấn luyện dân quân tự vệ ở huyện Thuận Châu luôn có sự đổi mới theo hướng thiết thực, chất lượng, bám sát chức năng, nhiệm vụ trên từng địa bàn; nội dung, hình thức phong phú. Qua đó, chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ được nâng lên, góp phần đảm bảo công tác quốc phòng - an ninh tại địa phương.
  • 'Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Kinh tế -
    Với lợi thế là trung tâm kinh tế - chính trị của huyện, xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp luôn tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư mở rộng dịch vụ, thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Kinh tế -
    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm 2025 luôn hối hả, với 3 dự án xây dựng nhà máy đang triển khai. Cùng với thu hút đầu tư, các cấp, ngành của tỉnh đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho các dự án đang triển khai tại Khu công nghiệp Mai Sơn nhằm sớm đưa các nhà máy vào hoạt động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Nông thôn mới -
    Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo và quyết tâm vươn lên thoát nghèo của nhân dân, diện mạo 10 bản biên giới của thị xã Mộc Châu có nhiều khởi sắc; cuộc sống của nhân dân ngày một ấm no.
  • 'Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Xây dựng Đảng -
    Kịp thời nắm bắt tư tưởng, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và đề xuất các giải pháp tuyên truyền phù hợp, tạo sự đồng thuận, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy đã tổ chức điều tra dư luận xã hội liên quan đến việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW.
  • 'Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Gương sáng bản làng -
    Những ngày cuối tháng 3, chúng tôi có dịp đến bản Pặt, xã Mường Chùm, huyện Mường La. Đây là bản nông thôn mới kiểu mẫu của xã, nơi có nhiều gương nông dân làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo. Tiêu biểu là chị Lò Thị Thưa với mô hình trồng dâu tây và cà chua, vừa đem lại thu nhập cao, vừa tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
  • 'Quỳnh Nhai thực hiện tốt chính sách dân tộc

    Quỳnh Nhai thực hiện tốt chính sách dân tộc

    Xã hội -
    Những năm qua, huyện Quỳnh Nhai đã triển khai đồng bộ các chương trình, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, hỗ trợ phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trên địa bàn.
  • 'Ngày 3/4/1975: Thành phố Đà Lạt và toàn tỉnh Tuyên Đức giải phóng, Chiến dịch Tây Nguyên kết thúc toàn thắng

    Ngày 3/4/1975: Thành phố Đà Lạt và toàn tỉnh Tuyên Đức giải phóng, Chiến dịch Tây Nguyên kết thúc toàn thắng

    8 giờ 20 phút ngày 3/4/1975, cờ cách mạng tung bay tại cơ quan đầu não của ngụy quyền tỉnh, thị xã Đà Lạt và tỉnh Tuyên Đức đã hoàn toàn giải phóng. Như vậy, đến ngày 3/4/1975, hai tỉnh phía nam Tây Nguyên là Tuyên Đức và Lâm Đồng hoàn toàn giải phóng; chiến dịch Tây Nguyên kết thúc toàn thắng, vượt xa dự kiến ban đầu.