• Khăn piêu nét đẹp trong trang phục người Thái

    Khăn piêu nét đẹp trong trang phục người Thái

    Khăn piêu của người Thái Sơn La không chỉ góp phần làm đẹp thêm cho bộ trang phục truyền thống của dân tộc mà còn chứa đựng những giá trị tinh thần, văn hóa được đúc kết, trao truyền qua nhiều thế hệ và cũng là một tiêu chuẩn để đánh giá sự đảm đang của người phụ nữ Thái.
  • Người lưu giữ và truyền dạy dân ca Thái

    Người lưu giữ và truyền dạy dân ca Thái

    Nhiều năm nay, ông Vì Thượng Khùn, bản Cuộm I, xã Chiềng Mai (Mai Sơn) thường xuyên nghiên cứu và truyền thụ những giai điệu dân ca Thái cho thế hệ trẻ, bởi ông luôn mong muốn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được lưu giữ và phát triển.
  • Dây lưng trong bộ trang phục của người phụ nữ Mông vùng cao Thuận Châu

    Dây lưng trong bộ trang phục của người phụ nữ Mông vùng cao Thuận Châu

    Ai đã từng lên vùng cao Thuận Châu, đến các bản dân tộc Mông sẽ luôn ấn tượng với hình ảnh những người phụ nữ Mông trong những nếp nhà gỗ, cặm cụi may vá, thêu thùa, tô điểm cho những bộ trang phục. Trong đó, đáng chú ý nhất là chiếc dây lưng - một trong những phụ kiện quan trọng trong trang phục của người phụ nữ Mông.
  • Dân tộc Kinh

    Dân tộc Kinh

    Dân tộc Kinh còn gọi là người Việt, ở Sơn La là nhóm đông thứ hai, chiếm 18% dân số toàn tỉnh. Dân cư tập trung ở các khu đô thị, thị tứ. Tiếng Kinh thuộc ngôn ngữ Việt - Mường.
  • Dân tộc Thái

    Dân tộc Thái

    Dân tộc Thái hiện là cộng đồng đông nhất ở Sơn La, chiếm 54% dân số. Tiếng Thái thuộc nhóm ngôn ngữ Thái - Tày.
  • Dân tộc Mông

    Dân tộc Mông

    Dân tộc Mông ở Sơn La sinh sống ở hầu khắc các địa bàn trong tỉnh, thường ở trên các triền núi cao.Đồng bào mông chiếm 12% dân số toàn tỉnh Người Mông có các nhóm khác nhau. Mông Ðơ (Mông Trắng), Mông Lềnh (Mông Hoa), Mông Si (Mông Ðỏ), Mông Ðu (Mông Ðen). Các tên gọi khác: Mèo, Mẹo, Miêu. Tiếng Mông thuộc nhóm ngôn ngữ Mông-Dao.
  • Dân tộc Mường

    Dân tộc Mường

    Dân tộc Mường ở Sơn La là bộ phận dân tộc đông thứ tư. Chiếm 8,4% dân số, cư trú chủ yếu ở vùng Phù Yên, Bắc Yên, Mộc Châu. Người Mường còn có tên gọi là Mol, Mual, Moi. Tiếng Mường thuộc nhóm ngôn ngữ Việt-Mường. Người Mường thờ cúng tổ tiên và tin vào đa thần giáo.
  • Dân tộc Dao

    Dân tộc Dao

    Dân tộc Dao ở Sơn La quần cư chủ yếu ở các huyện Phù Yên, Mộc Châu, Yên Châu, Bắc Yên. Dân tộc Dao ở Sơn La chiếm 2,5% dân số. Ngôn ngữ thuộc nhóm Mông- Dao, các nhóm Dao đều thờ tổ tiên là họ Bàn Hồ. Đồng bào Dao sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nương và ruộng nước. Nông cụ sản xuất thô sơ, nhưng canh tác có nhiều tiến bộ. Một số nghề thủ công phát triển như: Dệt vải, rèn, mộc, ép dầu.
  • Dân tộc Khơ - Mú

    Dân tộc Khơ - Mú

    Dân tộc Khơ Mú thuộc nhóm dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La, đồng bào cư trú chủ yếu ở các huyện Yên Châu, Mai Sơn, Thuận Châu, Mường La, Quỳnh Nhai, Sông Mã.
  • Dân tộc Xinh Mun

    Dân tộc Xinh Mun

    Dân tộc Xinh Mun cư trú ở vùng biên giới Việt – Lào, chủ yếu ở 2 huyện Yên Châu và Sông Mã, ngoài ra còn sống rải rác ở các huyện Mai sơn, Thuận Châu, Mường La. Người Xinh Mun còn có tên gọi là Puộc, Pụa. Tiếng nói dân tộc Xinh Mun thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer.
  • Dân tộc Kháng

    Dân tộc Kháng

    Dân tộc Kháng, ở Sơn La cư trú tại các huyện Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận châu. Dân tộc Kháng còn có tên gọi khác là: Xá Khao, Xá Xúa, Xá Đôn, Xá Dâng, Xá Hộc,Xá Ái, Xá Bung, Quảng Lâm, Tiếng Kháng thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer.
  • Dân tộc Tày

    Dân tộc Tày

    Dân tộc Tày là một cộng đồng thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái, ở tỉnh Sơn La, số lượng dân tộc Tày không nhiều.
  • Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào ở Sơn La cư trú chủ yếu ở huyện Sông Mã và Sốp Cộp
  • Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha cư trú tại Sơn La và Lao Cai. Đồng bào còn có tên gọi khác là Xá, Puộc, Xá Khao, Pụa, Khlá-phlạo. Tiếng La Ha thuộc nhóm ngôn ngữ Kađai.Hiện nay ở tỉnh Sơn La, người La Ha cư trú đông nhất ở huyện Bắc Yên và Mường La, Thuận Châu.
  • Dân tộc Hoa

    Dân tộc Hoa

    Dân tộc Hoa còn gọi là Hán, gồm những nhóm có khác biệt nhau nhất định về tiếng nói, tiếng gọi, lịch sử di cư- Ở Sơn La đồng bào Hoa sinh sống ở nhiều nơi, chủ yếu ở thị trấn, thành thị, làm nghề buôn bán nhỏ và dịch vụ. Tiếng nói của người Hoa thuộc nhóm Hán.