Dân tộc Kinh

Dân tộc Kinh còn gọi là người Việt, ở Sơn La là nhóm đông thứ hai, chiếm 18% dân số toàn tỉnh. Dân cư tập trung ở các khu đô thị, thị tứ. Tiếng Kinh thuộc ngôn ngữ Việt - Mường.

Đánh đu-một trò vui truyền thống

Một số nét văn hóa tiêu biểu của người Kinh

Ngoài bộ phận đồng bào kinh cư trú tại địa bàn Sơn La từ xa xưa, nhiều người mới chuyển đến từ đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Nhất là từ khi nghe theo tiếng gọi của Đảng xây dựng phát triển kinh tế miền núi, đồng bào Kinh từ các tỉnh đồng bằng lên Sơn La; gia đình của bộ đội tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ ở lại xây dựng miền núi khá đông. Hiện nay, một số vùng trong tỉnh đông đồng bào Kinh sinh sống, gồm đồng bào Kinh tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình...ở khu vực huyện Sông Mã, Yên Châu; tỉnh Thái Bình ở Thuận Châu, tỉnh Hà Tây ở Mai Sơn v.v.

Đồng bào Kinh ở Sơn La sinh sống xen kẽ với đồng bào các dân tộc, đã nhanh chóng hoà nhập trong lao động sản xuất, giao lưu văn hoá, đoàn kết tạo ra sự gắn kết, hoà nhập cùng phát triển trên mảnh đất Sơn La.

Dân tộc Kinh còn gọi là Việt. Tiếng Kinh thuộc nhóm ngôn ngữ Việt –Mường. Người Kinh làm ruộng nước. Trong nghề trồng lúa nước, người Kinh có truyền thống đắp đê, đào mương. Nghề làm vườn, trồng dâu nuôi tằm, nghề chăn nuôi gia súc và gia cầm, đánh cá sông và cá biển đều phát triển. Nghề gốm có từ rất sớm.

Người Kinh có tập quán ăn trầu cau, uống nước chè, nước vối. Ngoài cơm tẻ, cơm nếp, còn có cháo, xôi. Mắm tôm, trứng vịt lộn là món ăn độc đáo của người Kinh. 

Làng xóm người Kinh thường trồng tre bao bọc xung quanh, nhiều nơi có cổng làng chắc chắn. Mỗi làng có đình là nơi hội họp và thờ cúng chung. Người Kinh sống ở nhà đất.

Trong gia đình người Kinh, người chồng (người cha) là chủ. Con cái lấy họ theo cha và họ hàng phía cha là “họ nội”, còn đằng mẹ là “họ ngoại”. Con trai đầu có trách nhiệm tổ chức thờ phụng cha mẹ, ông bà đã khuất. Mỗi họ có nhà thờ họ, có người trưởng họ quán xuyến việc chung.

Hôn nhân theo chế độ một vợ một chồng. Việc cưới xin phải trải qua nhiều nghi thức, nhà trai hỏi vợ và cưới vợ cho con. Sau hôn lễ, cô dâu về ở nhà chồng. Người kinh coi trọng trinh tiết, đức hạnh của các cô dâu, đồng thời chú ý đến gia thế xuất thân của họ.

Một đám cưới của dân tộc Kinh

Người Kinh thờ cúng tổ tiên. Những người quá cố được con cháu cúng giỗ hàng năm vào ngày họ chết. Mồ mả của họ thường xuyên được người thân thăm viếng, chăm sóc. Hàng năm người nông dân có hàng loạt lễ hội, lễ tết gắn liền với các tín ngưỡng nông nghịêp. Ngoài ra, đạo Phật, đạo Nho, đạoLão, đạo Thiên chúa từ ngoài du nhập vào được tiếp nhận ở các mức độ khác nhau.

Vốn văn học cổ của người Kinh khá lớn: Có văn học truyền miệng (truyện cổ, ca dao, tục ngữ), có văn học viết bằng chữ (những áng thơ, văn, bộ sách, bài hịch). Nghệ thuật phát triển sớm và đạt trình độ cao về nhiều mặt: ca hát, âm nhạc, điêu khắc, hội hoạ, múa, diễn xướng. Hội làng hàng năm là một dịp sinh hoạt văn nghệ rôm rả, hấp dẫn nhất ở nông thôn.

 

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tập huấn xây dựng, phát triển quản trị thương hiệu cho các sản phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý

    Tập huấn xây dựng, phát triển quản trị thương hiệu cho các sản phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý

    Kinh tế -
    Trong hai ngày (21-22/11), Sở Công Thương đã phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương, Viện Nghiên cứu giáo dục nghề nghiệp, UBND huyện Yên Châu, tổ chức hội nghị tập huấn xây dựng, phát triển quản trị thương hiệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của tỉnh Sơn La năm 2024 cho 100 học viên, là đối tượng sở hữu, quản lý nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý thuộc các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh tại huyện Yên Châu.
  • 'Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng

    Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng

    Xây dựng Đảng -
    Công tác cải cách hành chính trong Đảng là nội dung quan trọng, góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác CCHC trong các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ.
  • 'Ngăn chặn trẻ em lao động trái pháp luật

    Ngăn chặn trẻ em lao động trái pháp luật

    Xã hội -
    Là trung tâm công nghiệp của tỉnh Sơn La, huyện Mai Sơn có nhiều công ty, doanh nghiệp, cơ sở chế biến nông sản đang hoạt động, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ thu hút trẻ em lao động trái pháp luật. Vì vậy, huyện luôn quan tâm phòng ngừa lao động sớm ở trẻ em.
  • 'Lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn

    Lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn

    Xây dựng Đảng -
    Xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, phù hợp thực tế; chủ động đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, Đảng bộ Sở Giao thông Vận tải đã chỉ đạo các chi bộ trực thuộc phát huy vai trò hạt nhân chính trị, thực hiện tốt nhiệm vụ các lĩnh vực quản lý của ngành.
  • 'Đa dạng các sản phẩm du lịch tạo sự khác biệt

    Đa dạng các sản phẩm du lịch tạo sự khác biệt

    Du lịch -
    Cùng với chú trọng củng cố tổ chức hội vững mạnh, thời gian qua, Hiệp hội Du lịch tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp giúp hội viên phát triển thêm sản phẩm du lịch mới, thu hút du khách tới tham quan, trải nghiệm tại các khu, điểm du lịch của tỉnh Sơn La.
  • 'Tư vấn, giải quyết việc làm cho người lao động

    Tư vấn, giải quyết việc làm cho người lao động

    Xã hội -
    Những năm qua, huyện Sông Mã đã kết nối với các đơn vị tuyển dụng lao động tổ chức hội nghị thông tin về thị trường lao động tại các xã, bản; tổ chức ngày hội tư vấn giới thiệu việc làm, giúp người lao động tìm được việc làm phù hợp, có thu nhập ổn định, góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.