Ngày 27/4, Công an huyện Phù Yên phối hợp với UBND thị trấn Phù Yên tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy” tại Tiểu khu 2 và Tiểu khu 5, thị trấn Phù Yên.
Ngày 23/4, Hội đồng Đội huyện Phù Yên đã tổ chức Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2023-2028. Dự Đại hội có đại diện Hội đồng Đội tỉnh; Thường trực Huyện ủy Phù Yên; cùng 123 đội viên tiêu biểu đại diện cho 25 nghìn đội viên của 35 liên đội trực thuộc.
Cánh đồng Mường Tấc của huyện Phù Yên là một trong những cánh đồng lớn nhất của vùng Tây Bắc, được lưu truyền trong câu ca “Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc”. Hiện nay, việc chuyển đổi phương thức sản xuất lúa tại các xã vùng trọng điểm lúa của huyện đang góp phần tích cực trong việc nâng cao giá trị sản phẩm, tạo động lực để hướng tới nâng tầm thương hiệu gạo Phù Yên trên thị trường trong và ngoài tỉnh.
Từ lâu, vùng đất “Phù Hoa”giàu truyền thống cách mạng, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, cùng nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc là nguồn cảm hứng sáng tác cho giới văn nghệ sĩ. Điều này, càng được thể hiện rõ qua Trại sáng tác văn học - nghệ thuật “Phù Yên - 70 năm vùng đất, con người và truyền thống lịch sử”, được UBND huyện Phù Yên tổ chức trong tháng 9.
Từ lâu, vùng đất “Phù Hoa”giàu truyền thống cách mạng, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, cùng nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc là nguồn cảm hứng sáng tác cho giới văn nghệ sĩ. Điều này, càng được thể hiện rõ qua Trại sáng tác văn học - nghệ thuật “Phù Yên - 70 năm vùng đất, con người và truyền thống lịch sử”, được UBND huyện Phù Yên tổ chức trong tháng 9.
Với lợi thế về khí hậu, đất đai, xã Mường Thải, huyện Phù Yên là một trong những địa phương có diện tích trồng cây ăn quả có múi lớn ở huyện Phù Yên với trên 145 ha, chiếm trên 20% tổng diện tích cây ăn quả có múi toàn huyện, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nâng cao giá trị thu nhập cho người dân.
Những năm qua, huyện Phù Yên đẩy nhanh việc kiên cố hóa và khai thác có hiệu quả các công trình thủy lợi trên địa bàn; huy động nhân dân tham gia tu sửa, bảo dưỡng thường xuyên, khơi thông dòng chảy của hệ thống mương dẫn nước, đáp ứng nhu cầu nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Thời điểm này, về huyện Phù Yên, ngay từ sáng sớm, ánh bình minh đã trải vàng trên những thửa ruộng, bà con hối hả ra đồng chăm bón lúa đợt 1. Sự cần mẫn, những giọt mồ hôi của những người nông dân vùng đất Phù Hoa như hòa vào đất, làm cho hạt lúa thêm ngon, thêm mẩy, hứa hẹn một vụ mùa bội thu.
Những ngày này, huyện Phù Yên đang tổ chức các đoàn công tác chuyển trao, trao tặng các suất quà của tỉnh, huyện và thăm hỏi, động viên các thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng. Những tình cảm ấm áp cùng các hoạt động giúp đỡ dọn dẹp, sửa sang nhà cửa cho các gia đình chính sách trên địa bàn đã thể hiện tấm lòng đền ơn, đáp nghĩa luôn đong đầy.
Triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP, huyện Phù Yên đã tập trung nguồn lực hỗ trợ, tư vấn cho các hộ kinh doanh, HTX ở địa phương, chú trọng đầu tư cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Qua đó, từng bước hình thành nhóm sản phẩm đặc trưng, xây dựng thương hiệu, chất lượng sản phẩm nông sản.
Công tác quản lý nhà nước về đất đai luôn được huyện Phù Yên đặc biệt quan tâm, chú trọng thực hiện với nhiều giải pháp đồng bộ, đảm bảo tài nguyên đất được sử dụng hiệu quả, quản lý chặt chẽ, đúng quy hoạch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.
Ngày đầu tiên của năm mới 2022, chúng tôi có mặt tại Di tích lịch sử kháng chiến chống Pháp Khu rừng bản Nhọt, xã Gia Phù, huyện Phù Yên, chứng kiến việc làm ý nghĩa của nhóm “Anh em yêu hoa lan Phù Yên” tổ chức ghép giống một số loại hoa lan xung quanh khu di tích để tri ân những công lao to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đầu tháng 11 người dân Phù Yên bắt đầu bước vào mùa thu hoạch các loại cây ăn quả có múi. Năm nay, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong quá trình chăm sóc, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng dự kiến năng suất, chất lượng sản phẩm vẫn không thua kém những vụ trước.
Huyện Phù Yên có gần 58.000 ha rừng; trong đó, 52.800 ha rừng tự nhiên, còn lại rừng trồng. Đây là một trong những huyện trọng điểm rừng của tỉnh còn nhiều cánh rừng nguyên sinh với nhiều loại gỗ quý, như: nghiến, pơ mu, gụ hương, bách xanh, thông đỏ... Tuy nhiên, diện tích rừng phân bố rải rác, không tập trung, tiếp giáp với nhiều tỉnh, huyện, có khu vực liền kề đất sản xuất nông nghiệp, nương rẫy và khu dân cư.
Trường THPT Gia Phù là một trong 3 trường bậc trung học phổ thông trên địa bàn huyện Phù Yên. Nhà trường có nhiệm vụ thu hút các em học sinh 14 xã vùng lòng hồ và các vùng cao của huyện về học. Năm học này, toàn trường có trên 1.300 học sinh; trong đó có 400 học sinh phải tự túc ở trọ để theo học. Giải pháp bảo đảm an toàn, giúp các em học tập tốt được Nhà trường quan tâm.
Khi dịch bệnh Covid-19 ở Phù Yên được kiểm soát, cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới, chúng tôi trở lại hồ Suối Chiếu, xã Mường Thải. Nơi đây, thật bình yên với vẻ đẹp thơ mộng của sự kết hợp hài hòa giữa hồ nước, núi đồi, bản làng đã tạo nên bức họa thật ấn tượng.
Trở về Phù Yên thời điểm này, cảm nhận được niềm vui của người dân nơi đây khi dịch bệnh Covid-19 đã cơ bản được kiểm soát. Nhịp sống của nhân dân trở lại bình thường mới. Trên cánh đồng Mường Tấc, người dân hối hả bước vào vụ thu hoạch lúa mùa, tiếng nói, tiếng cười xen lẫn tiếng máy tuốt lúa tạo nên khung cảnh ấm áp, sôi động.
Phù Yên là một trong những địa phương của tỉnh có số lao động đông đi làm tại các tỉnh, thành phía Nam, với gần 20.000 lao động. Đến ngày 15/10, số lao động trở về địa phương đã có khoảng 6.000 người, trong đó, 3.000 người từ các tỉnh phía Nam đã về địa phương.
Với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, sự nỗ lực, quyết tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, dịch Covid-19 trên địa bàn huyện Phù Yên đang dần được kiểm soát. Thời điểm này, huyện Phù Yên đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp giúp các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn vừa phòng, chống dịch an toàn, vừa phục hồi sản xuất, kinh doanh, đảm bảo mục tiêu phát triển sản xuất, thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn.