Tăng cường giáo dục giới tính cho học sinh

Việc tuyên truyền, giáo dục giới tính cho học sinh từ 12-17 tuổi đã và đang được huyện Phù Yên chỉ đạo các trường học trên địa bàn triển khai bằng nhiều hình thức, giúp các em nhận thức được những hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh và việc tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Năm học 2023-2024, huyện Phù Yên có khoảng 34.000 học sinh, trong đó, học sinh bậc THCS và THPT chiếm khoảng 60%. Những năm gần đây, các cặp tảo hôn đã giảm, nhưng số học sinh bỏ học để kết hôn vẫn còn xảy ra. Từ năm học 2018-2019 đến nay, toàn huyện có trên 20 học sinh từ 13-16 tuổi bỏ học để kết hôn. Nguyên nhân chủ yếu là do các em chưa có nhận thức tốt về công tác dân số; chưa hiểu nhiều về hệ lụy của tảo hôn và tác động của môi trường sống xung quanh. Cùng với đó, một số gia đình mong muốn có thêm lao động, nên không ngăn chặn các em kết hôn sớm...

Đoàn Trường PTDT nội trú THCS và THPT Phù Yên tuyên truyền phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết.

Bà Lường Thị Thắm, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, cho biết: Phòng đã phối hợp với các cấp, các ngành liên quan tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa về giáo dục giới tính cho học sinh. Các nhà trường phối hợp với các địa phương lồng ghép tại các cuộc họp bản, tổ chức tuyên truyền tới các phụ huynh học sinh về hệ lụy của tảo hôn, kết hôn cận huyết thống. Chỉ đạo, mỗi trường học tổ chức từ 6-7 cuộc ngoại khóa/năm về giáo dục giới tính; hướng dẫn cách nhận biết và phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, trong đó, có phòng tránh xâm hại tình dục.

Các cấp, các ngành của huyện còn tích cực tuyên truyền, hướng dẫn cho phụ huynh học sinh có phương pháp giáo dục giới tính phù hợp; tổ chức nhiều hoạt động thu hút các em tham gia, nâng cao hiểu biết về giới tính và có nhận thức tốt về giới tính, về hệ lụy của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Từ đó, giảm thiểu tối đa tình trạng học sinh bỏ học để lập gia đình.

Huyện đoàn Phù Yên đã phối hợp với các đơn vị trường học tổ chức hội thi tìm hiểu về hệ lụy của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, về mất cân bằng giới tính khi sinh; thi tiểu phẩm về chủ đề giáo dục giới tính; lồng ghép trong các tiết mục văn nghệ; phát tờ rơi; thông tin đến các em về thực trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn... Qua đó, giúp các em có nhận thức đúng đắn về công tác dân số.

Chị Lê Thị Ngân, Bí thư Đoàn Trường PTDT nội trú THCS và THPT huyện, chia sẻ: Mỗi năm học, Đoàn trường tổ chức từ 4-5 cuộc tuyên truyền, hoạt động ngoại khóa với chủ đề giáo dục giới tính, về hệ lụy của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Sau mỗi đợt nghỉ hè, tiến hành rà soát, đối với các trường hợp có nguy cơ nghỉ học để kết hôn, Đoàn trường cùng các thầy, cô giáo chủ nhiệm đã đến các gia đình tuyên truyền, vận động tạo điều kiện cho các em tiếp tục đến trường học tập cho đến khi đủ tuổi theo quy định của pháp luật mới kết hôn.

Em Vàng A Óng, học sinh lớp 11A, Trường PTDT nội trú THCS và THPT huyện, chia sẻ: Qua các đợt sinh hoạt ngoại khóa do nhà trường tổ chức, em được tiếp thu kiến thức về Luật Hôn nhân và Gia đình; được Đoàn trường thường xuyên tuyên truyền, em hiểu hơn về hệ lụy của kết hôn sớm gây khó khăn cho kinh tế gia đình và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, em sẽ chỉ kết hôn khi đủ tuổi và vận động anh, chị, em trong gia đình không kết hôn sớm.

Với những nỗ lực của cấp ủy, chính quyền các cấp và các trường học trên địa bàn huyện Phù Yên, đã giúp các em học sinh được trang bị đầy đủ kiến thức về công tác dân số, góp phần từng bước giải quyết tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, góp phần bảo đảm an sinh xã hội địa phương.

Khải Hoàn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.
  • 'Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Kinh tế -
    Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, livestream bán hàng đã tạo nên một làn sóng mới trong thương mại điện tử, nhất là bán sản phẩm nông sản. Với tính tương tác cao, khả năng giới thiệu sản phẩm chi tiết và minh bạch, livestream đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
  • 'Học tập và làm theo Bác vì sự nghiệp “trồng người”

    Học tập và làm theo Bác vì sự nghiệp “trồng người”

    Gương sáng bản làng -
    Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây - Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, cô giáo Nguyễn Thị Minh Hiền, Trường PTDT Nội trú THCS - THPT Vân Hồ, huyện Vân Hồ luôn nỗ lực rèn luyện, nâng cao trình độ nghiệp vụ gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
  • 'Dân vận khéo, tạo đồng thuận về nhận thức, cách làm

    Dân vận khéo, tạo đồng thuận về nhận thức, cách làm

    Thấm nhuần lời dạy của Bác “Dân vận khéo việc gì cũng thành công”, Đảng bộ xã Tú Nang, huyện Yên Châu, đã vận động nhân dân đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, nỗ lực hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Nhiều mô hình “Dân vận khéo” được hình thành, phát huy hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh.
  • 'Phụ nữ Quỳnh Nhai năng động, sáng tạo

    Phụ nữ Quỳnh Nhai năng động, sáng tạo

    Xã hội -
    Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Quỳnh Nhai có 12 cơ sở hội, với trên 11.400 hội viên sinh hoạt tại 103 chi hội. Giúp chị em tự tin, năng động, các cấp hội thường xuyên tạo điều kiện để chị em phát huy khả năng sáng tạo, góp phần xây dựng tổ chức hội vững mạnh và tham gia phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Bác bỏ luận điệu sai trái “ở Việt Nam quyền lực nhà nước không thuộc về nhân dân”

    Bác bỏ luận điệu sai trái “ở Việt Nam quyền lực nhà nước không thuộc về nhân dân”

    Những luận điệu và thủ đoạn phản ánh sai lệch về quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay đều xuất phát từ những tổ chức, cá nhân chống cộng cực đoan, chống chủ nghĩa xã hội và cơ hội về chính trị. Động cơ và mục đích chính trị của họ cũng không ngoài mục đích phủ nhận thành quả của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) trong gần 80 năm qua.