Những ngày này, nhiều diện tích lúa vụ mùa trên địa bàn huyện Yên Châu đã chín vàng, nông dân các xã Sặp Vạt, Viêng Lán, Chiềng Pằn, Chiềng Sàng… phấn khởi ra đồng thu hoạch lúa.
Nằm trong chuỗi các hoạt động của Lễ hội Cà phê Sơn La lần thứ nhất năm 2023, chiều ngày 20/10, tại sân khấu Ao cá Bác Hồ, Quảng trường Tây Bắc, thành phố Sơn La, Hội Cà phê Sơn La đã khai mạc Gala Cà phê Sơn La.
Hợp tác xã Cà phê Bích Thao Sơn La, xã Hua La, thành phố Sơn La đã nhiều năm khẳng định thương hiệu với sản phẩm cà phê bột nguyên chất đạt sản phẩm OCOP “5 sao” cấp quốc gia. Tiếp tục phát triển dòng cà phê đặc sản, chất lượng cao, HTX đã thử nghiệm và chế biến thành công sản phẩm cà phê hòa tan sấy thăng hoa.
Những ngày này, nhân dân các xã Muội Nọi, Bon Phặng, Tông Lạnh, Chiềng Pấc, Thôm Mòn, Chiềng Ly... đang nhộn nhịp ra đồng gieo trồng, chăm sóc cây vụ đông, đảm bảo khung thời vụ.
Những năm qua, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Sông Mã tập trung đẩy mạnh tư vấn, hướng dẫn, chuyển giao khoa học kỹ thuật; xây dựng, nhân rộng các mô hình khuyến nông; phối hợp kiểm tra, giám sát, quản lý thuốc bảo vệ thực vật và an toàn thực phẩm; xây dựng kế hoạch sản xuất nông nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, giúp nông dân nâng cao trình độ sản xuất, xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Cùng với việc quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây mới các công trình thủy lợi, huyện Yên Châu chú trọng công tác quản lý, khai thác các công trình, bảo đảm an toàn hồ chứa và nâng cao năng lực phòng chống thiên tai, ổn định sản xuất nông nghiệp.
Khai thác tiềm năng, lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, huyện Bắc Yên đã chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung phát triển đàn gia súc theo hướng hàng hóa, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao cuộc sống nhân dân.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, chúng tôi về bản Lọng Nghịu, xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn tìm hiểu câu chuyện khởi nghiệp của nhóm phụ nữ dân tộc Thái mạnh dạn thành lập Hợp tác xã Ara-Tay Coffee, tạo ra các sản phẩm cà phê đặc sản, chất lượng cao của Sơn La.
Với mục tiêu cải tạo vườn tạp, lựa chọn mô hình kinh tế phù hợp, nâng cao thu nhập, 9 hộ dân bản Hải Sơn, Khong Tở và Púng Kiểng, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã đã liên kết thành lập HTX dịch vụ nông nghiệp Hoàng Tuấn. Sau hơn 12 năm hoạt động, HTX đã khai thác tốt tiềm năng, xây dựng và phát triển vùng cây ăn quả chất lượng cao, mang lại hiệu quả kinh tế.
Với diện tích trên 200 ha, xã Xuân Nha, huyện Vân Hồ là địa phương trồng măng tre bát độ lớn nhất huyện. Việc triển khai các dự án hỗ trợ nhân dân phát triển mở rộng diện tích trồng, liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ măng bát độ được HTX sản xuất và chế biến măng sạch Xuân Nha thực hiện đã đem lại hiệu quả kinh tế.
Ngày 10/10, Ban Giám khảo Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh Sơn La năm 2023 đã tổ chức họp thông qua kế hoạch chấm điểm, đánh giá bình chọn sản phẩm.
Phát huy tiềm năng, thế mạnh và lợi thế của địa phương, huyện Mai Sơn tập trung phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị, hình thành các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ, xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Ngày 7/10, Công ty cổ phần phân bón Sông Lam Tây Bắc phối hợp với Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Yên tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả mô hình thử nghiệm phân bón hữu cơ thế hệ mới Sông Lam Tây Bắc chuyên cho cây lúa vụ mùa.
Đáp ứng nhu cầu thị trường và hướng tới xuất khẩu, ngành nông nghiệp đã tập trung hỗ trợ, hướng dẫn người dân, HTX xây dựng mã số vùng trồng cho quả chanh leo. Đến nay, tỉnh ta đã xây dựng được 4 mã số vùng trồng chanh leo với diện tích 66,5 ha.
Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, các đơn vị, doanh nghiệp, HTX và người sản xuất trong tỉnh đã chú trọng ứng dụng công nghệ sinh học tạo ra những sản phẩm cây trồng, vật nuôi và nhiều sản phẩm chế biến nông nghiệp mới có năng suất, chất lượng, an toàn, mang lại hiệu quả kinh tế, hạn chế ô nhiễm môi trường, đáp ứng yêu cầu thị trường.
Với chủ trương phát triển vụ đông xuân theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành hướng dẫn cơ cấu giống và thời vụ gieo trồng vụ đông xuân năm 2023-2024, đảm bảo rải vụ thu hoạch phù hợp, tiêu thụ ổn định sản phẩm.
Sau hơn 2 năm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, tập trung phát triển cây ăn quả gắn với tiêu thụ và xuất khẩu nông sản, đến nay, tư duy sản xuất của các hợp tác xã, nông dân trong huyện Yên Châu đã có nhiều chuyển biến tích cực; hình thành được nhiều mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ, từng bước khẳng định chất lượng sản phẩm, cho giá trị kinh tế cao.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết nêu rõ, đến năm 2045, hình thành “nền nông nghiệp sinh thái, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, có giá trị gia tăng cao, gắn kết chặt chẽ với thị trường trong và ngoài nước, công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản hiện đại, xuất khẩu nhiều loại nông sản đứng hàng đầu thế giới”. Để đạt mục tiêu này, nền nông nghiệp Việt Nam phải sớm có sự chuyển đổi về tư duy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; về cơ chế chính sách triển khai thực hiện trên cơ sở minh bạch, trách nhiệm và bền vững.
Nhiều năm trở lại đây, cùng với phát triển các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, nhân dân xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, đã đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi gia súc nhốt chuồng, nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững trên địa bàn xã.
Nắm bắt nhu cầu thị trường, những năm qua, HTX Dịch vụ phát triển nông nghiệp 19/5, thị trấn Nông trường Mộc Châu luôn chú trọng chất lượng, xây dựng thương hiệu các mặt hàng nông sản trên cao nguyên Mộc Châu, góp phần nâng cao thu nhập cho các thành viên và nhân dân trong vùng.