Đoàn kết, sáng tạo, phát huy nội lực, khai thác tiềm năng, thế mạnh, xây dựng Mường La ngày càng phát triển

Cách đây 70 năm, ngày 15/6/1949, tại Lũng Đán Đanh, xã Mường Chùm, đồng chí Trần Quyết, thay mặt Tỉnh ủy trao Cờ cho Đội Chiến Thắng và công bố Quyết định thành lập Đảng bộ huyện Mường La, do đồng chí Hoàng Cầm La làm Bí thư. 70 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Mường La đã phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, năng động, sáng tạo, khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, xây dựng huyện ngày càng phát triển, đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực.

Đồng chí Lò Văn Tưởng

Phó Bí thư Thường trực huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Mường La

Trung tâm thị trấn Ít Ong hôm nay.

Ảnh: Ngọc Thuấn

Trong suốt chặng đường lịch sử, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Mường La đã không tiếc xương máu, đóng góp sức người, sức của cho sự nghiệp giải phóng quê hương, đất nước, với trên 10 nghìn người con ưu tú tình nguyện tham gia 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; đóng góp hơn 50.000 tấn lương thực, thực phẩm cho tiền tuyến... góp phần tô thắm thêm truyền thống hào hùng của dân tộc.

70 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ huyện Mường La đã trải qua 20 kỳ đại hội, đến nay Đảng bộ có 60 tổ chức cơ sở đảng, trong đó 42 chi bộ cơ sở, 18 đảng bộ cơ sở, với tổng số trên 6.200 đảng viên. Trong hoạt động, Đảng bộ huyện luôn chú trọng công tác xây dựng Đảng trên các mặt tư tưởng, chính trị và tổ chức. Thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo, đổi mới phong cách, lề lối làm việc theo hướng khoa học, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trên mọi lĩnh vực.  Đặc biệt, thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Đảng bộ đã gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII về công tác xây dựng Đảng, tạo sự chuyển biến và sức lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, đảng viên. Đồng thời, xác định rõ những nội dung học và làm theo Bác mang tính đột phá, sát với tình hình thực tế của địa phương để lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề nổi cộm ở cơ sở, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội hằng năm, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại địa phương.

Thường trực Huyện ủy Mường La trao Giấy khen cho các cá nhân có thành tích trong thực hiện Chỉ thị 05

của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Ảnh: Ngọc Thuấn

Bên cạnh đó, công tác tổ chức cán bộ được Đảng bộ huyện chú trọng thực hiện theo tinh thần các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý, khung tiêu chuẩn chức danh, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức... Đội ngũ cán bộ từng bước được trẻ hóa về độ tuổi, có trình độ lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ. Tổ chức bộ máy của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội được quan tâm sắp xếp, kiện toàn theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Công tác phát triển Đảng, nhất là ở những bản, tiểu khu, trường học, trạm y tế chưa có tổ chức Đảng và đảng viên, những chi bộ còn ít đảng viên được quan tâm, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên ở cơ sở... Qua phân loại hằng năm, Đảng bộ có trên 92% tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong đó hơn 40% cơ sở đảng đạt trong sạch, vững mạnh; trên 87% đảng viên được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên...

Bước vào thời kỳ xây dựng đất nước, nhất là trong hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, Đảng bộ huyện Mường La đã vận dụng sáng tạo các chủ trương, nghị quyết của Đảng vào điều kiện thực tế của địa phương, lãnh đạo nhân dân phát huy nội lực, khai thác tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế, xã hội.  Đặc biệt, năm 2005, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã quyết định đầu tư xây dựng công trình thủỵ điện Sơn La - công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, với công suất 2.400 MW. Với phương châm tất cả vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc, trong hơn 10 năm, huyện đã hoàn thành việc di chuyển tái định cư cho 3.527 hộ dân; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 42 điểm tái định cư, với 2.523 hộ dân. Cùng với đó, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng đồng bộ, đúng quy hoạch, giúp người dân tái định cư yên tâm ổn định cuộc sống lâu dài.

Trên cơ sở điều kiện thực tế về tài nguyên đất đai, địa hình, khí hậu, huyện Mường La đã định hướng, quy hoạch 3 vùng kinh tế, gồm: Vùng trung tâm cụm xã và thị trấn Ít Ong đã phát triển thương mại dịch vụ, chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển thủy sản; các xã dọc sông Đà và vùng phụ cận phát triển cây cao su, thâm canh ngô, sắn, trồng cây ăn quả, phát triển chăn nuôi  gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ thủy điện Sơn La; các xã vùng cao phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng sản xuất hàng hóa, trồng, khoanh nuôi bảo vệ rừng, trồng cây dược liệu... Huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng dẫn nhân dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, sản lượng hàng hóa nông sản; cải tạo vườn cây ăn quả, với các loại cây có giá trị kinh tế cao, như: Nhãn, xoài Thái Lan, mít tứ quý, đại táo... Đến năm 2018, toàn huyện có 3.100 ha cây ăn quả các loại, sản lượng đạt trên 1.000 tấn quả/năm, trong đó, đã xuất khẩu 35 tấn xoài theo đường chính ngạch và 112,7 tấn theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc... Vận động nhân dân mở rộng diện tích cây sơn tra - cây trồng đa mục tiêu, với 2.069 ha, sản lượng hàng năm đạt 4.320 tấn quả, mang lại thu nhập hàng chục tỷ đồng cho người dân và góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc trên địa bàn huyện. Ngành chăn nuôi được đầu tư phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, chú trọng đầu tư chăn nuôi tập trung, trang trại; nâng cao chất lượng và tăng quy mô đàn gia súc, gia cầm. Hiện, toàn huyện có trên 500.000 con gia súc, gia cầm các loại. Bên cạnh đó, khai thác lợi thế về diện tích mặt nước trên lòng hồ thủy điện Sơn La, nhân dân đã đầu tư nuôi 800 lồng cá, sản lượng đạt trên 61 tấn cá/năm. Đời sống của người dân ngày càng nâng cao, giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều trong toàn huyện xuống còn 35,86% năm 2018. Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, huyện đã huy động cả hệ thống chính trị tham gia, nhất là sự đồng thuận cao của nhân dân qua việc hiến đất, góp nguyên vật liệu, công lao động để xây dựng cơ sở hạ tầng. Đến nay, đã có 2 xã Mường Bú và Mường Chùm đạt chuẩn nông thôn mới, các xã còn lại đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch về xây dựng nông thôn mới.   

Lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Trong đó, giáo dục - đào tạo bước đầu thực hiện hiệu quả chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện. Huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; 16/16 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS; 17 trường học đạt chuẩn Quốc gia; 6 xã đạt bộ tiêu chí về giáo dục và đào tạo trong bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới... Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao thu hút đông đảo nhân dân tham gia, tạo phong trào sâu rộng ở khắp các xã, bản, tiểu khu, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Hiện toàn huyện có 300 đội văn nghệ quần chúng, 74 câu lạc bộ thể thao; 63% số hộ gia đình, 51% số bản, tiểu khu và 100% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa. Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm đúng mức; 10/16 xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế; 100% số bản có nhân viên y tế hoạt động; 98% số hộ được phủ sóng truyền hình. Quốc phòng, an ninh được giữ vững. Công tác đối ngoại được tăng cường và mở rộng...

Phát huy những kết quả đã đạt được trong 70 năm xây dựng và phát triển, thời gian tới, Đảng bộ huyện Mường La tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với thực hiện Nghị quyết TW4 khóa XI, khóa XII về công tác xây dựng Đảng. Tuyên truyền, vận động nhân dân khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, tạo bước chuyển về chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường.  Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính; thực hiện tốt các cơ chế, chính sách tạo động lực thu hút đầu tư phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn. Đảm bảo an sinh xã hội, tập trung đào tạo, dạy nghề cho lao động nông thôn, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo; chăm sóc tốt sức khỏe nhân dân... xây dựng huyện trở thành địa phương phát triển khá trong tỉnh, xứng đáng với truyền thống quê hương Mường La anh hùng.

Một số hình ảnh tiêu biểu của huyện Mường La

Lễ công bố xã Mường Chùm đạt chuẩn nông thôn mới (tháng 12.2018).

Diễn tập khu vực phòng thủ huyện Mường La năm 2016.

Công ty TNHH MTV Cá tầm Việt Nam nuôi cá tầm trên lòng hồ thủy điện Sơn La.

Bác sỹ Trạm Y tế xã Ngọc Chiến (Mường La) khám bệnh cho nhân dân trong xã.

Khu dân cư tránh lũ xã Nặm Păm.

BẢNG VÀNG THÀNH TÍCH

* 3 tập thể được tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp

* 5 bà mẹ được phong tặng, truy tặng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng

* 4.674 cá nhân được tặng Huân, Huy chương kháng chiến hạng Nhất, Nhì, Ba

* 5 tập thể, 5 cá nhân được tặng Huân chương Lao động hạng Nhì, hạng Ba

* 160 lượt tập thể được tặng Cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh, các bộ, ngành Trung ương

* Hàng nghìn cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương, Ban Thường vụ tỉnh ủy, UBND tỉnh.

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đổi thay ở Nặm Giắt

    Đổi thay ở Nặm Giắt

    Kinh tế -
    Về bản Nặm Giắt, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, những ngày này, chúng tôi hết sức ấn tượng bởi màu xanh của những đồi chè, vườn cà phê chín đỏ đang vào vụ thu hoạch. Nặm Giắt hôm nay đã có nhiều đổi thay, người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, mà đã biết cách lựa chọn các phương thức sản xuất phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế.
  • 'Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Xã hội -
    Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Châu đã triển khai hiệu quả chính sách tín dụng, giúp hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi. Đặc biệt, từ nguồn vốn vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho nhiều hộ dân ở nông thôn trên địa bàn.
  • 'Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số của ngành Kiểm sát Sơn La thời gian qua đã đạt kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và các hoạt động chuyên môn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.
  • 'Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Khoa Giáo -
    Trường THCS Ngọc Chiến, huyện Mường La, tập trung làm tốt công tác nấu ăn bán trú cho học sinh, góp phần duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục ở xã vùng III đặc biệt khó khăn.
  • 'Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Xã hội -
    Những năm qua, công tác khen thưởng của tỉnh không ngừng được đổi mới, bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch, coi trọng phát hiện, lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng, góp phần động viên cổ vũ kịp thời phong trào thi đua trên mọi lĩnh vực.